Site icon Medplus.vn

Tỳ Bà – Dược Thảo trị HO tuyệt vời của Đông Y

ty ba diep 1 - Medplus

Cây tỳ bà là một vị thuốc quen thuộc được dùng chữa các bệnh như ho, hen suyễn, viêm phế quản nhờ tác dụng thanh phế hòa vị, giáng khí ,….Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

A. Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Tì bà, Tỳ bà, Nhót tây, Sơn trà nhật bản, Phì phà

Tên khoa học: Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl. – Mespilus japonica Thunb.

Họ: Rosaceae

1. Đặc điểm thực vật

Tỳ bà là một trong những loại cây thảo được quý với chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 6 – 8m. Lá của cây tỳ bà thường mọc so le, phiến lá có hình mác, đầu nhọn với chiều rộng khoảng từ 3 – 8cm và chiều dài khoảng từ 12 – 30cm. Mặt trên của lá có răng cưa còn mặt dưới có màu xám hoặc vàng nhạt, nhiều lông.

Hoa của cây tỳ bà mọc nhiều thành từng chụm, hầu như không có cuống nhưng lại có lông với màu hung đỏ. Quả thịt xuất hiện vào khoảng tháng 4 – 5, có màu vàng và hơi có lông.

2. Bộ phận dùng

Lá của cây tỳ bà được sử dụng để làm vị thuốc. Khi chọn cần chú ý lựa lá dày, không non cũng không già. Ưu tiên những lá nguyên, không sâu, không úa, có màu xanh lục hoặc hơi nâu hồng.

3. Phân bố

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, ở nước ta, loại dược liệu này cũng đã được trồng ở một số địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội…

4. Thu hái và sơ chế

Thời điểm thu hái lá để làm vị thuốc thích hợp nhất là từ khoảng tháng 4 đến tháng 5 hằng năm. Sau khi thu hái cần lau sạch lông phủ rồi đem rửa và phơi cho khô. Và trong đông y vị thuốc này có tên là tỳ bà điệp.

Sau đây là một số cách bào chế lá của cây tỳ bà được áp dụng phổ biến:

5. Bảo quản

Cần bảo quản dược liệu lá tỳ bà ở những nơi kín, khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp.

B. Công Dụng và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thành phần hóa học

Cây tỳ bà có chứa một số thành phần chính như sau:

2. Tính vị

Cây tỳ bà có vị đắng hơi ngọt the, tính bình.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

Theo Đông y:

4. Cách dùng – liều lượng

Cây tỳ bà có thể dược sử dụng ở rất nhiều dạng như thuốc bột uống, thuốc sắc, tán bột làm hoàn… Tuy nhiên dù ở dạng nào thì mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6 – 12g

C. Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

1. Bài thuốc trị mụn trứng cá

2. Trị chứng hoa mắt và váng đầu

3. Bài thuốc chữa ho gà

4. Trị miệng đắng, ho hay có đờm vàng đặc

5. Bài thuốc trị viêm phế quản

6. Bài thuốc trị chảy máu cam

7. Bài thuốc trị hen phế quản

Lưu ý khi sử dụng Dược Liệu để chữa bệnh

Cây tỳ bà mặc dù là một dược liệu quý tương đối lành tính nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng nó. Cần dùng đúng liều lượng mà mỗi bài thuốc yêu cầu, tránh lạm dụng để ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Đặc biệt những người bị ho và nôn ói do lạnh thì không nên sử dụng lá tỳ bà.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tỳ Bà cũng như một số bài thuốc hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version