Site icon Medplus.vn

UNG THƯ LÁ LÁCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus tìm hiểu về các nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của căn bệnh ung thư lá lách bạn đọc nhé!

Ung thư lá lách

1. Ung thư lá lách là gì?

Ung thư lá lách là tình trạng lá lách phát triển tế bào ung thư. Lách là một cơ quan nằm ở phía trên bên trái của bụng và là một phần của hệ bạch huyết. Lá lách có nhiệm vụ hoạt động chủ yếu như một bộ lọc máu, ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách tạo ra các tế bào bạch cầu (tế bào lympho). Lách còn giúp đông máu bằng việc lưu trữ các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.

Ung thư lách có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu nguyên phát thì ung thư bắt đầu ở lách còn thứ phát thì tình trạng ung thư xảy ra ở một cơ quan khác rồi lan sang lá lách (ung thư di căn). Tuy nhiên, cả hai loại ung thư này đều không phổ biến.

Đa số trường hợp, ung thư ở lá lách là lymphoma (u lympho) – một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Ngoài ra, bệnh bạch cầu cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách khi các tế bào bạch cầu tập hợp và tích tụ lại trong cơ quan này.

2. Nguyên nhân ung thư lá lách là gì?

Bệnh này thường là do u lympho và bệnh bạch cầu gây ra. Bên cạnh đó, những loại ung thư khác như khối u ác tính, ung thư vú và ung thư phổi đều có thể di căn sang lá lách.

Những đối tượng sau có nguy cơ mắc ung thư lá lách cao hơn:

  • Nam giới lớn tuổi
  • Có bệnh lý ảnh hưởng đến hệ miễn dịch chẳng hạn như HIV/AIDS
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm virus Epstein-Barr gây bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori)

3. Triệu chứng ung thư lá lách là gì?

Việc xuất hiện các dấu hiệu bệnh là một trong những cách giúp các bạn nhận biết sức khỏe của mình có đang bị đe dọa bởi ung thư hay không. Một số triệu chứng bạn có thể lưu ý như:

Kết hợp cùng một số triệu chứng đi kèm như:

4. Điều trị ung thư lá lách

Điều trị ung thư lá lách:

Nếu đã có kết luận là ung thư lá lách, hầu hết các trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ lá lách. Thủ thuật cắt lách có 2 loại là nội soi và phẫu thuật mổ hở (mở ổ bụng). Mục đích điều trị duy nhất là tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ức chế, ngăn ngừa chúng tiếp tục phát triển.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh ung thư mà người bệnh có thể cần thực hiện các phương pháp điều trị khác chẳng hạn như:

Biện pháp phòng ngừa

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào được cho là cụ thể để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này. Tuy nhiên một số biện pháp nhỏ giúp bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh như:

Ung thư lá lách

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về ung thư lá lách, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version