Site icon Medplus.vn

Ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Theo thống kê của GLOBOCAN 2020, ung thư tiền liệt tuyến là loại ung thư ở nam giới phổ biến thứ 2 trên toàn thế giới, đặc biệt thường gặp ở nam giới trên 65 tuổi. Liệu ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Liệu căn bệnh này có đe dọa đến mạng sống của phái mạnh?

Hãy cùng MedPlus tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua những thông tin dưới đây nhé!

I. Ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ có hình dạng như một quả óc chó, nằm trong khung chậu, đảm nhận chức năng sản xuất tinh dịch. Ung thư tiền liệt tuyến xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển trong tuyến.

Mặc dù vẫn được xem là một loại ung thư gây nên tử lệ tử vong cao ở nam giới nhưng để đánh giá ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như tỷ lệ sống sau 5 năm của người bị ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán ở giai đoạn sớm lên đến 99% và có tới 90% trường hợp được phát hiện khi ung thư mới chỉ giới hạn trong tuyến tiền liệt hoặc các khu vực xung quanh nó. Vậy nên, cơ hội để kiểm soát bệnh là rất lớn.

Bên cạnh đó, những tiến bộ trong điều trị hiện nay cũng mang lại nhiều hi vọng cho bệnh nhân hơn. Khi đáp ứng tốt với điều trị, tiên lượng sống sẽ tăng lên rất nhiều.

Nhìn chung, ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không thì câu trả lời là không nguy hiểm như nhiều dạng ung thư khác. Nhưng nếu không nghiêm túc điều trị và theo dõi chặt chẽ, bệnh nhân vẫn phải đối diện với nguy cơ tử vong cao.

II. Phương pháp giúp đánh giá ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không

 

Thông thường, nam giới được chỉ định sinh thiết chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến khi có kết quả đo mức độ kháng nguyên đặc hiệu cho tiền liệt tuyến PSA (Prostate Specific Antigen) cao. Và sau sinh thiết khối u tiền liệt tuyến xác nhận ung thư, bệnh nhân thường cần tiến hành một số xét nghiệm xác định mức độ nguy hiểm và lây lan của khối u ác tính. Điều này giúp trả lời cho câu hỏi ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không cụ thể trên từng người. Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

Xác định độ Gleason

Độ Gleason là kết quả giải phẫu bệnh sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt. Thang điểm này được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá loại tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Độ Gleason được chia thành 5 độ. Việc phân độ này dựa trên số lượng tế bào giống nhau của khối u với cấu trúc tuyến tiền liệt khỏe mạnh nhằm xác định độ ác tính của khối u. Độ càng cao, mức tiến triển và xâm lấn càng lớn, khối u di căn rộng và nhanh chóng, tiên lượng của người bệnh xấu.

Vì tế bào ung thư ở những vùng khác nhau của tuyến tiền liệt thường sẽ có độ ác tính khác nhau. Vì vậy, bác sĩ sẽ chọn ra hai vùng tạo nên phần lớn khối u và chấm điểm Gleason cho chúng, sau đó cộng lại để ra độ Gleason.

5 cấp độ này bao gồm:

  • Nhóm độ 1 = Gleason 3 + 3
  • Nhóm độ 2 = Gleason 3 + 4
  • Nhóm độ 3 = Gleason 4 + 3
  • Nhóm độ 4 = Gleason 8
  • Nhóm độ 5 = Gleason 9 và 10

Lưu ý: Số điểm phía trước là của mẫu phổ biến nhất, số điểm phía sau là của mẫu phổ biến thứ 2. Vì vậy dù nhóm độ 2 và 3 có tổng đều bằng 7 nhưng mức độ ác tính của độ 3 vẫn cao hơn độ 2.

Xét nghiệm xác nhận ung thư di căn

Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ khối u ác tính đã di căn sang các cơ quan, tổ chức khác, một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh sau được chỉ định:

  • Xạ hình xương
  • Siêu âm
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)

Không phải bất kỳ ai nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến đều cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán kể trên. Tùy vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn kết quả xét nghiệm nào cần thiết để đưa ra tiên lượng.

III. Ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không còn phụ thuộc các biến chứng của bệnh

Một số biến chứng của ung thư tiền liệt tuyến mà bệnh nhân có thể mắc phải:

Ung thư tiền liệt tuyến di căn

Cũng như các loại ung thư khác, khối u ác tính ở tiền liệt tuyến cũng có khả năng xâm lấn đến các cơ quan lân cận, phổ biến nhất là túi tinh, bàng quang. Bên cạnh đó, theo đường mạch máu và hệ bạch huyết, chúng di căn đến những cơ quan xa hơn, chẳng hạn di căn đến xương, gây đau và gãy xương, đến phổi gây ho và khó thở,… Và khi đã di căn, ung thư tiền liệt có nguy hiểm không thì chắc chắn là có vì không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không đối với chức năng tiết niệu, sinh dục

Ung thư tuyến tiền liệt hay các phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến đều có khả năng gây ra chứng tiểu không tự chủ, són tiểu, tiểu khó, tiểu máu. Tùy vào mức độ tiểu không kiểm soát mà có thể được cải thiện bằng thuốc, đặt ống thông tiểu hay phẫu thuật.

 

Bên cạnh đó, ung thư tiền liệt tuyến hay hóa trị, xạ trị khi chữa bệnh đều có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục, điển hình là rối loạn cương dương. Biến chứng này khiến chất lượng cuộc sống của phái mạnh giảm sút đáng kể.

IV. Điều trị ung thư tiền liệt tuyến

Điều trị ung thư tiền liệt tuyến

Đối với các trường ung thư cần phải điều trị, tạm thời được phân loại thành 2 loại là điều trị ung thư tại chỗ (áp dụng khi khối u chỉ phát triển trong tuyến tiền liệt) và điều trị toàn thân (khi ung thư đã di căn). Trong đó:

Điều trị ung thư tại chỗ

Để điều trị ung thư tiền liệt tuyến ở giai đoạn đầu hoặc tiên lượng tốt, bác sĩ có thể sẽ đề nghị với bệnh nhân một số phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối u như sau:

  • Phẫu thuật mở cắt tuyến tiền liệt triệt căn.
  • Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn qua đường đáy chậu.
  • Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt triệt căn qua phúc mạc.
  • Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn qua đường sau phúc mạc.
  • Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn có sự hỗ trợ của robot.

Điều trị ung thư di căn

Đối với giai đoạn trễ và di căn, hầu hết các phương pháp điều trị đều không thể loại bỏ hoàn toàn khối u. Mục tiêu điều trị lúc này là hạn chế mức độ lây lan và phát triển của các tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để ngăn chặn từng khâu trong quá trình phát triển của ung thư.

Bên cạnh đó, ngày nay còn phát triển một số kỹ thuật không phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến tiền liệt như:

  • Xạ trị ngoài.
  • Cấy hạt phóng xạ điều trị áp sát.
  • Điều trị thuốc phóng xạ.
  • Liệu pháp ức chế Androgen:
    • Cắt tinh hoàn ngoại khoa hoặc cắt tinh hoàn nội khoa bằng thuốc.
    • Thuốc đồng vận thụ thể GnRH hoặc đối vận.
  • Liệu pháp nội tiết.
  • Hóa trị.
  • Thuốc chống hủy xương.
  • Điều trị miễn dịch.
  • Các thuốc ức chế PARP.
  • Dược chất phóng xạ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ.
  • Chăm sóc tâm lý.

Nếu tái phát thì ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Một trong những điều làm người bệnh phải đặt câu hỏi ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm không là khả năng tái phát sau khi điều trị triệt căn ung thư. Và câu trả lời đáng tiếc rằng ung thư tiền liệt tuyến hoàn toàn có khả năng tái phát hoặc phát triển thêm ung thư ở vị trí khác. Do đó, nhiều bác sĩ khuyên người bệnh cần liên tục tái khám 6 tháng một lần trong ít nhất 5 năm sau điều trị khỏi bệnh lý này.

Nếu ung thư tiền liệt tuyến tái phát hoặc không thuyên giảm, việc quyết định điều trị đôi khi sẽ gặp khó khăn hơn vì bệnh phát triển nhanh chóng và di căn. Do đó, không nên chủ quan trong việc tự chăm sóc bản thân và tái khám sau những đợt điều trị ung thư, bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Prostate Cancer: Symptoms, Diagnosis & Treatment

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version