Site icon Medplus.vn

Ung Thư Vòm Họng – Căn bệnh NGUY HIỂM PHỔ BIẾN BẬC NHẤT hiện nay

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm ngày càng phổ biến ở nhiều người hiện nay, mức độ nguy hiểm cao khi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong. Bệnh có thể được điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, do đó cần nhận biết và điều trị kịp thời. Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này nhé!

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng – Là loại ung thư ác tính xuất hiện ở vòm họng phía sau, chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Ung thư vòm họng khác với những bệnh ung thư khác khi có sự xuất hiện, nguyên nhân, hành vi và điều trị bệnh. Là loại ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi 40 -60 tuổi.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng:

Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng vẫn chưa được công bố rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

Virus Epstein-Barr (EBV)

EBV thuộc họ virus Herpesviridae. EBV đã được chứng minh là có liên quan đến cơ chế bệnh sinh trong ung thư vòm họng

Yếu tố di truyền

Một số trường hợp ung thư vòm họng xảy ra ở nhiều thành viên trong gia đình.

Yếu tố môi trường

Các thức ăn giàu chất Nitrosamine dễ bay hơi là tác nhân gây ung thư đã được biết tới, gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm (cá khô muối, ướp muối…)

Hút thuốc lá

Thuốc lá chứa các chất độc hại như Benzen, hydrocarbon, asen, nicotin.. làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Quan hệ tình dục bằng miệng

Quan hệ tình dục bằng miệng không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà…

Những đối tượng có nguy cơ mắc cao?

Triệu chứng của ung thư vòm họng?

Những biểu hiện ở giai đoạn đầu thường rất chi sơ, nên người mắc bệnh dễ hay bỏ qua và bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm họng mũi tai thông thường

Sưng cổ và xuất hiện hạch cổ

Các dấu hiệu về mũi

Các dấu hiệu về tai

Khàn tiếng, ho dai dẳng, nuốt khó

Đau đầu

Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, dần dần gây tổn thương các dây thần kinh sọ não.

Liệt dây thần kinh sọ não

Khi khối u lan vào nền sọ, sẽ gây tổn thương các dây thần kinh sọ não. Các dây thần kinh này có thể bị tổn thương đơn độc.

Các dấu hiệu phổ biến nhất là lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc…

Sụt cân bất thường,cơ thể mệt mỏi

Việc sụt cân bất thường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn gặp vấn đề.

So với cảm giác mệt do làm việc thì cảm giác mệt do bệnh rất khác. Dù bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể vẫn vô cùng uể oải và thiếu sức sống.

Bệnh ung thư vòm họng có nguy hiểm không?

Đây là một căn bệnh nguy hiểm và cũng là loại ung thư gặp hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong các loại ung thư nói chung.

Căn bệnh thường tiến triển âm thầm, triệu chứng không đặc thù dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên khiến cho nhiều người chủ quan, đến khi tiến triển độ ác tinh mạnh thì mới phát hiện đã muộn.

Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng?

Khi phát hiện ra có các triệu chứng với tính chất đặc trung như trên, cần nên đi khám và tầm soát ung thư vòm họng, để bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra chỉ định điều trị.

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể thực hiện một số can thiệp y tế:

Tùy vào triệu chứng và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án thích hợp cho tình trạng sức khỏe của người bệnh

Gợi ý địa chỉ khám vòm họng uy tín: Mách bạn 5 địa chỉ khám ung thư vòm họng uy tín TP.HCM

Điều trị bệnh ung thư vòm họng?

Khi phát hiện mình bị ung thư vòm họng thì người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay các phương pháp điều trị bao gồm:

Chế độ chăm sóc người bị ung thư vòm họng?

Các chuyên gia cho biết, chế độ chế độ ăn uống hàng ngày và chế độ ăn uống trong quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư rất quan trọng.

Chế độ ăn uống hằng ngày

Chế độ ăn uống trong thời gian điều trị

Bệnh nhân ung thư vòm họng cần hết sức chú ý đến kế hoạch ăn uống và các thành phần dinh dưỡng

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn nhiều hạnh nhân, nước ép lê, nước mía, nước ép cà rốt, nước ép táo, nước ép kiwi…

Sau khi xạ trị: nên ăn những loại rau củ quả tươi, đồng thời có thể ăn món nấm nấu đậu, canh gan lợn với rau chân vịt…

Sau khi hoá trị: chọn các loại thức ăn bổ khí tư âm như cá chép, mộc nhĩ trắng, nấm hương, tổ yến, hướng dương, lê, ngân hạnh…

Có một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật không dám ăn vì sợ sặc. Càng không dám ăn thì càng dễ bị sặc. Nhờ sự tập luyện nuốt thức ăn mà sẽ ít bị sặc hơn, sau đó có thể không còn bị sặc nữa.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng?

Mỗi người nên tự chủ động phòng bệnh bằng cách:

Tầm soát bệnh định kỳ sẽ giúp phát sớm các nguy cơ, dấu hiệu tiềm ẩn có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Từ đó, có thể can thiệp kịp thời từ giai đoạn sớm nhất nhằm tăng khả năng điều trị bệnh thành công.

Hi vọng qua bài viết này, độc giả sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho gia đình mình.

Bài viết được tham khảo từ các nguồn: Vinmecsongkhoe.com.vn , antican.vn

 

Exit mobile version