Site icon Medplus.vn

Ung thư vú: Các lựa chọn phẫu thuật được khuyên dùng phổ biến nhất 2020

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Khả năng bạn có thể mắc bệnh trong suốt cuộc đời của mình là 13%. Phụ nữ ở tất cả các độ tuổi, sắc tộc đều có thể mắc phải ung thư vú. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này. Qua bài viết này Medplus sẽ liệt kê ra các lựa chọn phẫu thuật ung thư vú được tin dùng nhất hiện nay.

Nguyên nhân gây ra ung thư vú

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Ước tính có khoảng 5–10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gene và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú

Bệnh ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

Các lựa chọn điều trị khi chữa trị ung thư vú

Phẫu thuật bảo tồn vú

Cắt bỏ khối u ở vú là loại phẫu thuật chỉ loại bỏ các tế bào ung thư hoặc khối u trong vú. Nó cũng loại bỏ một phần nhỏ các mô khỏe mạnh xung quanh. Cắt bỏ khối u ở vú cũng được gọi là phẫu thuật bảo tồn vú hay phẫu thuật cắt góc tư vú.

Sau khi cắt bỏ khối u ở vú, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp xạ trị tại chỗ trong lúc phẫu thuật hoặc xạ trị ngoài thành ngực sau phẫu thuật khi vết mổ đã lành. Liệu pháp này sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư có kích thước siêu nhỏ có thể còn sót lại sau phẫu thuật. Xạ trị sử dụng thiết bị nhắm đích chính xác để tập hợp chùm tia năng lượng chỉ trên khu vực bị ảnh hưởng bởi ung thư.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị thành ngực là tổn thương da tương tự như bị cháy nắng. Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn giúp giảm nguy cơ tái phát tại chỗ tuyến vú.

Điều trị bằng thuốc, được gọi là liệu pháp hỗ trợ trị liệu, có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật. Điều này nhằm giảm các nguy cơ ung thư lan tràn ra các vùng khác khỏi tuyến vú. Hóa trị bao gồm các loại thuốc dùng để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có nhiều tác dụng phụ, bao gồm:

Các thuốc hóa trị thế hệ mới có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ khiến chúng dễ được kiểm soát hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ vú

Đây là một phương pháp điều trị phổ biến hiện nay được thực hiện bằng cách cắt bỏ vú và đôi khi là các mô ở gần đó. Trước đây, phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để, được biết đến là thủ thuật loại bỏ hoàn toàn vú, các hạch bạch huyết ở nách và một số cơ ngực dưới vú, và đây cũng là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư vú. Tuy nhiên những đột phá về các phương pháp phẫu thuật trong 2 thập kỷ qua đã mang lại cho phụ nữ nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Trong đó phương pháp điều trị bảo tồn vú ít xâm lấn hiện có sẵn cho nhiều phụ nữ.

Hiện tại, để được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú, bạn cần đáp ứng được một số điều sau đây, bao gồm:

Phẫu thuật hạch bạch huyết

Có hai phẫu thuật cơ bản được thực hiện nhằm tìm hiểu xem liệu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần vú chưa. Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới các mạch và các hạch vận chuyển một chất dịch gọi là bạch huyết đi khắp cơ thể. Hệ thống bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch cơ thể. Các hạch bạch huyết chiến đấu chống lại sự nhiễm trùng và lọc các độc tố trong cơ thể.

Hạch bạch huyết đầu tiên bị xâm lấn bởi tế bào ung thư vú được gọi là hạch lính gác. Nó nằm trong một nhóm các hạch bạch huyết ở nách. Trong một thủ thuật gọi là sinh thiết hạch lính gác (SLNB), bác sĩ cắt lấy hạch lính gác. Hạch này sau đó sẽ được gửi cắt lạnh xem liệu nó có chứa bất kỳ tế bào ung thư nào không. Nếu không có tế bào ung thư nào được tìm thấy trong hạch lính gác, nhiều khả năng là bạn sẽ không cần phải loại bỏ thêm hạch bạch huyết nào nữa.

Nếu có các tế bào ung thư trong hạch lính gác, bước tiếp theo là tiến hành một phẫu thuật gọi phẫu thuật nạo hạch nách (ALND). ALND liên quan đến việc loại bỏ nhiều hạch bạch huyết vùng nách. Các hạch bạch huyết này được kiểm tra về sự hiện diện các tế bào ung thư. Phẫu thuật này có thể được hoàn thành cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hay phẫu thuật bảo tồn vú. Ngoài ra, nó cũng có thể được thực hiện như là một phẫu thuật riêng biệt.

Tái tạo vú

Phẫu thuật tái tạo vú sau điều trị ung thư vú được coi là phương pháp điều trị tiếp nối sau mổ ung thư vú, phục hồi dáng vẻ bên ngoài cho người đã cắt bỏ nhũ hoa. Phẫu thuật tái tạo tuyến vú sau điều trị ung thư vú bằng cách sử dụng túi độn ngực (implants) hoặc vạt da tự thân, đôi khi cũng có thể kết hợp cả hai để tạo thể tích cho vú. Việc lựa chọn phương pháp tái tạo tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tình trạng mô tại vùng ngực đã cắt, tình trạng vú còn lại, mong muốn của bệnh nhân

Phương pháp này được thực hiện cùng thời điểm với phẫu thuật cắt bỏ khối u vú (hay còn gọi là tái tạo vú tức thì), phương pháp này áp dụng cho các trường hợp có nguy cơ cao ung thư vú, ung thư vú ở giai đoạn sớm, có tình trạng sức khỏe tương đối tốt. Hoặc có thể thực hiện sau khi đã cắt bỏ khối u vú, khi vết mổ đã lành và các biện pháp điều trị hỗ trợ như hoá trị, xạ trị đã hoàn tất (gọi là tái tạo vú trì hoãn), phương pháp này áp dụng cho các trường hợp đã phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú, có tình trạng sức khỏe tốt, không có tình trạng di căn.

Việc lựa chọn phương pháp tái tạo vú phù hợp với từng cá nhân sẽ dựa trên nhiều yếu tố như kích thước vú trước phẫu thuật và vú đối bên, thể tích mô vú đã cắt bỏ, mô tự thân hiện có và mong muốn riêng của từng người bệnh.

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư vú

Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bỏ hút thuốc và hạn chế dùng thức uống có cồn.

Ăn uống hợp lý: các phương pháp điều trị bệnh có thể khiến bạn buồn nôn và giảm khẩu vị, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Tập thể dục thường xuyên: ung thư có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ ngắn giúp hạn chế sự mệt mỏi và tăng cường sức lực.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version