Site icon Medplus.vn

Vacxin bạch hầu hấp phụ là gì? Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng

vacxin bạch hầu hấp phụ

vacxin bạch hầu hấp phụ

Vacxin bạch hầu hấp phụ là gì? Thành phần và liều lượng của chúng được quy định như thế nào để có thể đảm bảo an toàn cho con người? Lịch tiêm chủng vacxin phòng bệnh bạch hầu cho bệnh nhân là như thế nào?

Thông tin cơ bản

Vacxin bạch hầu hấp phụ là gì?

 

Tên gọi quốc tế: Vaccinum diphtheriae adsorbatum

Mã ATC: J07AF01 (Diphtheria toxoid, Diphtheria vaccine).

Loại thuốc: Vắc xin (vacxin).

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu

Vacxin bạch hầu là một loại vacxin chống lại Corynebacterium diphtheriae, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Vacxin bạch hầu rất an toàn. Tác dụng phụ đáng kể là rất hiếm. Đau đớn có thể xảy ra tại chỗ tiêm. Một vết sưng có thể hình thành tại vị trí tiêm kéo dài một vài tuần. Vacxin là an toàn trong cả thai kỳ và ở những người có chức năng miễn dịch kém.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc đóng gói dưới dạng lọ hoặc bơm tiêm chứa 0,5 ml hỗn dịch tiêm. Hàm lượng  thuốc thay đổi tùy theo độ tuổi đối tượng sử dụng.

Thành phần vacxin bạch hầu trong các vắc xin khác nhau là khác nhau thay đổi từ 2 – 25 Lf (đơn vị lên bông) và liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các thành phần khác:

Dược lý và cơ chế tác dụng của vacxin bạch hầu hấp phụ

Dược lý

Vacxin bạch hầu hấp phụ được điều chế từ độc tố vi khuẩn bạch hầu thu được từ môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae đã được xử lý bằng formaldehyd. Chế phẩm được hấp phụ bằng nhôm hydroxyd hoặc nhôm phosphat dưới dạng hỗn dịch. Vì thế cần lắc kỹ trước khi tiêm.

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu thường tồn tại ở dạng phối hợp như:

Lượng kháng nguyên của vắc xin được biểu hiện bằng đơn vị lên bông (Lf) hoặc đơn vị quốc tế (IU).

Cơ chế tác dụng

Vacxin bạch hầu hấp phụ kích thích miễn dịch chống độc tố của Corynebacterium diphtheriae bằng cách sản sinh ra kháng thể đặc hiệu. Lượng độc tố bạch hầu (hàm lượng Lf) có thể thay đổi giữa các sản phẩm khác nhau. Bởi vì các phản ứng bất lợi khi dùng vắc xin bạch hầu thường liên quan đến nồng độ kháng nguyên và độ tuổi người tiêm vắc xin. Những sản phẩm sử dụng cho người lớn thường có nồng độ độc tố bạch hầu thấp hơn. Miễn dịch cơ bản phòng bạch hầu làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch hầu và mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên lại không ngăn ngừa hoặc loại bỏ được vi khuẩn bạch hầu C. diphtheriae cư trú ở họng, mũi, da người.

Tiêm vacxin bạch hầu hấp phụ như thế nào là đúng?

Để gây miễn dịch phòng bệnh bạch hầu cần phải tiêm 3 liều vắc xin. Hoàn thành các mũi miễn dịch cơ bản với các vacxin bạch hầu phù hợp với lứa tuổi là cần thiết. Việc này nhằm tạo nồng độ kháng thể tối ưu có tác dụng bảo vệ. Nồng độ có tác dụng bảo vệ của kháng độc tố bạch hầu (từ 0,1 IU/ml trở lên) có được ở hơn 95% số người đã tiêm đầy đủ các mũi tiêm chủng cơ bản.

Sau miễn dịch cơ bản, nồng độ kháng độc tố có tác dụng bảo vệ có thể duy trì trong vòng 10 năm. Tuy nhiên nồng độ này giảm dần theo thời gian và xuống dưới nồng độ tối ưu 10 năm sau mũi tiêm cuối cùng. Để có được miễn dịch trong cộng đồng, phải có 80 – 90% trẻ em được tiêm phòng.

Tiêm vacxin bạch hầu hấp phụ dành cho đối tượng nào?

Chỉ định

Gây miễn dịch chủ động phòng bệnh bạch hầu.

Chống chỉ định

Tiêm vacxin bạch hầu hấp phụ chống chỉ định cho các đối tượng sau:

Các lưu ý cần thiết khi tiêm vacxin bạch hầu hấp phụ

Thận trọng

Thời kỳ mang thai

Vacxin bạch hầu có thể được tiêm cho người đang mang thai. Khuyến cáo nên đợi đến ba tháng thứ hai của thai kỳ (và trước 36 tuần) khi tiêm vắc xin bạch hầu cho phụ nữ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Vắc xin bạch hầu có thể tiêm cho người đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Toàn thân: Sốt, đau đầu.

Da: Nổi ban đỏ, phản ứng tại chỗ (tại nơi tiêm có thể sưng tấy đỏ).

Liều lượng, cách dùng và lịch tiêm chủng

Cách dùng

Lắc kỹ trước khi tiêm vacxin bạch hầu.

Tiêm sâu vào bắp vùng cơ delta ở cánh tay hoặc phần trước bên của đùi.

Liều dùng và lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu hấp phụ

Với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi:

Nên tạo miễn dịch cơ bản chống bạch hầu bằng vacxin bạch hầu – uốn ván hấp phụ dành cho người lớn (Td).

Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi:

Các mũi cơ bản gồm 2 liều 0,5 ml Td tiêm cách nhau 1 – 2 tháng và 1 liều tiêm 6 – 12 tháng sau đó.

Mũi nhắc lại được tiêm sau khi hoàn thành miễn dịch cơ bản. Mũi tiêm nhắc lại nên được tiêm mỗi 10 năm.

Với trẻ em từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi:

Sử dụng vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván cho trẻ em (DTaP) hoặc các chế phẩm phối hợp vắc xin bạch hầu với các vắc xin khác để tạo miễn dịch cơ bản và nâng cao phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 6 tuổi.

Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu ở trẻ em từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi:

Miễn dịch cơ bản bao gồm 4 liều vắc xin:

    1. Ba liều đầu cách nhau 4 – 8 tuần (thường tiêm vào lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi)
    2. Liều thứ 4 tiêm sau liều thứ 3 là 6 – 12 tháng.

Mũi nhắc lại được tiêm lúc 4 – 6 tuổi trước khi đi học. Không cần tiêm nếu liều miễn dịch cơ bản thứ 4 tiêm sau 4 tuổi.

Sau đấy vắc xin Td dùng cho người lớn nên được tiêm mỗi 10 năm kể từ mũi cuối cùng. Cũng có thể tiêm 3 mũi liền cách nhau một tháng như chương trình tiêm chủng quốc gia.

Tương tác thuốc

Trường hợp đang dùng thuốc khác

Những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch với vắc xin. Ví dụ như: các thuốc alkyl hóa, kháng chuyển hóa, corticosteroid, xạ trị.

Điều trị bằng corticoid liều thấp đến trung bình trong thời gian ngắn (dưới 14 ngày); hoặc corticoid có thời gian tác dụng ngắn, liệu pháp cách ngày, trong thời gian dài ở liều thấp đến trung bình; corticoid bôi ngoài; hoặc tiêm corticoid vào ổ khớp, túi cơ, gân không gây ức chế đáp ứng sinh kháng thể khi tiêm vắc xin.

Nếu sử dụng vắc xin tạo miễn dịch cơ bản ở những người đang điều trị ức chế miễn dịch, các xét nghiệm huyết thanh cần được thực hiện để đảm bảo đáp ứng kháng thể đầy đủ và có thể cần dùng thêm các liều bổ sung. Các thuốc ức chế miễn dịch nên được tạm hoãn nếu mũi tiêm khẩn cấp vắc xin cần dùng.

Vắc xin chứa vacxin bạch hầu có thể dùng đồng thời hoặc bất cứ thời điểm nào. Cụ thể là trước hoặc sau vắc xin virus sống bao gồm vắc xin sởi, quai bị, rubella. Vắc xin bất hoạt như vắc xin viêm gan B, vắc xin viêm màng não và vắc xin bại liệt (sử dụng bơm kim tiêm khác nhau và vị trí tiêm khác nhau).

Tương tác đồng thời của vacxin bạch hầu hấp phụ

Kháng độc tố bạch hầu có thể dùng đồng thời với vacxin bạch hầu hấp phụ (tiêm ở vị trí tiêm khác nhau, không sử dụng bơm, kim tiêm chung), không làm giảm đáp ứng miễn dịch với vắc xin bạch hầu.

Vacxin bạch hầu hấp phụ có thể dùng đồng thời hoặc tại bất cứ thời điểm nào trước hoặc sau khi sử dụng globulin miễn dịch (sử dụng bơm tiêm và vị trí tiêm khác nhau).

Có bằng chứng cho thấy ở trẻ em được điều trị bằng các liệu pháp ức chế miễn dịch vẫn có đáp ứng sinh kháng thể đầy đủ với vắc xin bạch hầu – uốn ván. Các trẻ này có thể sử dụng vắc xin với liều thường dùng và khoảng cách dùng như khuyến cáo.

Nếu sử dụng vắc xin tạo miễn dịch cơ bản ở những người đang điều trị ức chế miễn dịch, các xét nghiệm huyết thanh cần được thực hiện để đảm bảo đáp ứng kháng thể đầy đủ và có thể cần dùng thêm các liều bổ sung. Các thuốc ức chế miễn dịch nên được tạm hoãn nếu mũi tiêm khẩn cấp vắc xin cần dùng.

Hướng dẫn bảo quản

Vacxin bạch hầu hấp phụ phải được bảo quản ở nơi lạnh có nhiệt độ từ 2 – 8°C.

Tóm lại, vacxin bạch hầu hấp phụ là loại vacxin dùng để phòng ngừa bệnh bạch hầu ở cả trẻ em và người lớn. Mỗi nhóm đối tượng có lịch tiêm chủng và số lượng mũi tiêm khác nhau.

Vacxin bạch hầu hấp phụ được cung cấp trong một số kết hợp. Một số kết hợp (Td và DT vắc xin) bao gồm vắc xin uốn ván, những vắc xin khác (được gọi là DPT vắc xin hoặc DTaP vaccine tuỳ theo kháng nguyên ho gà được sử dụng) đi kèm với các loại vắc xin uốn ván và ho gà, và vẫn còn những vắc xin tổng hợp khác bao gồm vắc xin bổ sung như vắc xin Hib, vắc xin viêm gan B hoặc vắc xin bại liệt bất hoạt.

Nó được tiêm dưới dạng tiêm bắp thịt. Vắc xin cần được giữ lạnh nhưng không được đông lạnh.

Tham khảo các loại vacxin khác:

Vacxin bại liệt bất hoạt là gì? Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng

Exit mobile version