Đạm là gì?
Đạm hay protein là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein. Đạm chiếm tới 50% khối lượng tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể.. Vậy cụ thể, vai trò của đạm đối với trẻ là gì?


Vai trò của đạm đối với trẻ
Chất đạm đóng vai quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là thời kỳ ăn dặm. Nó có nhiệm vụ duy trì cân nặng, và phát triển thể chất cũng như não bộ. Nhìn chung, những amino acid từ các chất đạm sẽ chứa đựng các chức năng như:
- Cấu tạo lại những mô tế bào mới: bằng cách tu bổ lại những mô tế bào đang bị hư hại.
- Thành phần quan trọng để cấu tạo lại những huyết cầu tố, điều tố và kích thích tố.
Cung cấp các năng lượng cần thiết cho sinh hoạt của cơ thể. - Điều hòa sự cân bằng của hàm lượng chất lỏng bên trong cơ thể. Đồng thời hỗ trợ được hỗ trợ tối đa quá trình trao đổi chất giữa huyết quản và các tế bào.
- Những amino acid trong chất đạm là thành phần cấu tạo của nhiễm thể và gen di truyền. Trong đó một số amino acid sẽ có nhiệm vụ dẫn truyền những tín hiệu thần kinh đến những bộ phận của cơ thể.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu đạm mỗi ngày
Nhu cầu về lượng chất đạm sẽ thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ. Theo thống kê, nhu cầu tiếp nhận chất đạm ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi là khoảng 28g/ngày. Cơ thể người trưởng thành mỗi ngày cần ít nhất 0,8 gam đạm trên 1kg cân nặng.
[elementor-template id="263870"]
Bổ sung đạm đúng cách cho trẻ
Mỗi amino acid của những chất đạm sẽ mang theo những nhiệm vụ riêng biệt trong cơ thể. Do đó, khẩu phần ăn của trẻ cần phải đa dạng và có sự cân bằng thực phẩm. Trong độ tuổi từ 1-3 tuổi thì chất đạm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là những tế bào não.
Đối với khẩu phần ăn của trẻ nhỏ, phụ huynh có thể ưu tiên những loại đạm động vật như: Trứng, sữa, thịt, cá, tôm,… Lượng đạm động vật chứa đựng trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ nên nằm trong khoảng từ 50-60%. Nên kết hợp thêm với đạm thực vật như đậu đỏ, lạc, vừng,… để có sự cân đối tốt nhất, giúp quá trình hấp thu và sử dụng đạm trở nên tốt hơn.
Kết luận vai trò của đạm đối với trẻ
Để cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh cần có chế độ ăn cân bằng, đa dạng các nguồn thực phẩm. Chú ý kết hợp protein thực vật và động vật để đảm bảo lượng đạm cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Hạn chế các thức ăn protein giàu chất béo. Bổ sung chế độ ăn các chất xơ để tăng cường hệ tiêu hóa, cung cấp vitamin và khoáng chất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của đạm đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo