Hải sản là gì?
Hải sản hay đồ biển với nghĩa rộng, thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại như: cá biển; động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu…); động vật giáp xác (tôm, cua và tôm hùm); động vật da gai (nhím biển). Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong biển và vi tảo. Vậy cụ thể, vai trò của hải sản đối với trẻ là gì?
Vai trò của hải sản đối với trẻ
1. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết
Hải sản được biết đến là một nguồn vitamin và khoáng chất tự nhiên. Vitamin B-complex, vitamin D và vitamin B. Các vitamin thực hiện nhiều chức năng khác nhau như: ảnh hưởng đến sự phát triển, sản xuất năng lượng, chuyển hóa, khả năng tập trung, thị lực và tăng cường miễn dịch.
2. Vai trò của hải sản đối với sức khỏe tim mạch của trẻ
Mặc dù hải sản chứa một lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất đạm, lợi ích về sức khỏe lớn nhất là nguồn axit béo omega-3. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo omega-3 mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch. Axit béo omega-3 có thể làm giảm đáng kể nguy cơ các trường hợp về tim mạch xảy ra như rối loạn nhịp tim, đột quỵ và các cơn đau tim.
3. Tốt cho khớp xương
Việc ăn hải sản thường xuyên giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo omega-3 có thể làm dịu các khớp mềm và giảm độ cứng vào buổi sáng.
4. Vai trò của hải sản đối với thị lực của trẻ
Cá và động vật có vỏ có thể gia tăng thị lực vào ban đêm. Ăn cá giàu dầu thường xuyên có thể giúp cho mắt sáng và khỏe mạnh.
5. Đẹp da
Ăn hải sản giúp giữ ẩm cho da. Các axit béo omega-3 trong hải sản bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh mặt trời. Các nghiên cứu gần đây tuy còn hạn chế nhưng cho thấy dầu cá có thể giúp giảm tỷ lệ lây lan của mụn trứng cá.
6. Vai trò của hải sản tăng cường trí óc cho trẻ
Omega-3 từ hải sản có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Một lượng DHA và EPA đủ dùng trong các axit béo omega-3 kích thích sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
7. Chống lại chứng trầm cảm
Các nhà khoa học nhận thấy tiêu thụ axit béo omega-3 không chỉ làm giảm nguy cơ trầm cảm mà còn có khả năng điều trị chứng trầm cảm tốt. Ăn hải sản nhiều hơn có thể giúp trẻ có một cái nhìn tốt hơn, tích cực hơn về cuộc sống.
8. Cải thiện chức năng miễn dịch
Lượng omega-3 được tăng cường có thể làm giảm các triệu chứng hen và các dị ứng nhất định. Selenium là một chất chống oxy hóa mạnh có trong hải sản được biết với chức năng cải thiện hệ thống miễn dịch.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu hải sản mỗi ngày
Ngày nào mẹ cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ thuỷ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít từng chút một. Chọn loại tươi ngon và nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
- Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.
- Trẻ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày. Mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản. Nếu ăn ghẹ có thể ăn nửa con/bữa. Tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).
Bổ sung hải sản đúng cách cho trẻ
Hàm lượng chất đạm có trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ. Vì vậy, tốt nhất là cho bé ăn từ tháng thứ bảy trở đi, sau khi đã làm quen với ăn dặm. Hãy bé ăn từng ít một để bé thích nghi dần, ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì lại phải càng thận trọng hơn. Một số lưu ý nên và không nên khi cho trẻ ăn hải sản
Lưu ý nên
- Nên cho bé ăn cá đồng trước nếu như mới bắt đầu cho bé tập ăn hải sản. Nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả, cá trắm, cá trê. Những loại này cũng chứa nhiều chất đạm quý, dễ hấp thu và ít gây dị ứng hơn cá biển.
- Nên cho bé khi đã 1 tuổi ăn các loại hải sản có vỏ như : hàu, ngao, hến, trai. Dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.
- Nên cho trẻ dùng thử một ít hải sản trước, nếu như trẻ không bị mẫn cảm hay dị ứng hải sản thì khi đó mới tăng dần lượng hải sản trong bữa ăn của trẻ lên.
- Nên xay nhỏ hải sản (cá, tôm, bề bề ..) để nấu bột hoặc cháo cho bé ăn trong giai đoạn bé ăn dặm.
- Nên luộc chín các loại cá có xương, sau đó gỡ hết xương ra rồi khi đấy mới lấy phần thịt xay nhỏ để cho bé ăn.
- Nên giã cua lọc lấy nước sau đó dùng nước để nấu với bột, cháo cho bé. Còn đối với tôm thì có thể bóc vỏ sau đó đem xay hoặc băm nhỏ sau đó dùng nấu trực cháo trực tiếp.
- Nên cho trẻ lớn hơn 3 tuổi trở lên tập ăn những món hải sản luộc. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo vệ sinh và nấu chín hoàn toàn.
Lưu ý không nên
- Không nên cho trẻ ăn một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh cho bé ăn những loại như: cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm, cá thu lớn và cá ngừ lớn.
- Không nên cho trẻ ăn hải sản ươn, hôi tanh. Điều này sẽ gây ngộ độc cho bé.
- Không nên cho bé ăn hải sản cùng lúc với trái cây vì việc làm này sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản. Lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng và buồn nôn.
- Không nên cho bé ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì trong các loại hải sản chứa rất nhiều Asen hóa trị 5. Chất này khi kết hợp với thực phẩm chứa nhiều Vitamin C thì nó sẽ chuyển hóa thành chất độc, gọi là thạch tín gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ.
Kết luận vai trò của hải sản đối với trẻ
Hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng, đóng vai trò như một nguồn protein, vitamin và khoáng chất tốt và giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, phụ huynh cần cần nhắc khẩu phần ăn hải sản hợp lý theo nhu cầu hấp thụ chất dinh dưỡng ở từng thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của hải sản đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo