Lá tía tô là gì?
Tía tô là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Nó được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc. Vậy cụ thể, vai trò của lá tía tô đối với trẻ là gì?


Vai trò của lá tía tô đối với trẻ
1. Vai trò của lá tía tô chống virus cho trẻ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lá tía tô đất có đặc tính chống virus. Cụ thể, loại thảo dược này có thể chống lại virus cúm, virus bệnh Newcastle (bệnh gà rù) và virus herpes. Chính vì vậy, trẻ nhỏ ăn lá tía tô thường xuyên sẽ ít khi gặp phải các bệnh vặt thông thường do virus gây ra.
2. Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm
Lá cây tía tô đất sở hữu đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá loài cây này có tác dụng kiểm soát 13 loài vi khuẩn và 6 loài nấm.
[elementor-template id="263870"]
3. Vai trò của lá tía tô tăng cường hệ thần kinh cho trẻ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh loại thảo dược này còn có thể giúp cải thiện trí nhớ và nâng cao nhận thức. Do đó, tía tô rất có ích trong việc giúp giảm tình trạng căng thẳng và nâng cao hiệu quả học tập. Không những vậy còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
4. Giảm đau
Một số nghiên cứu cho thấy tía tô đất có tác dụng giảm đau và chống viêm. Thậm chí, hiệu quả giảm đau này còn ngang ngửa với các loại thuốc như morphin và aspirin. Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ dùng tía tô đất để giảm đau và hạn chế nhiễm trùng khi trẻ bị thương.
5. Vai trò của lá tía tô ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa
Tía tô đất được sử dụng như một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ đầy hơi, khó tiêu, đau bụng… Đặc biệt khi được dùng kết hợp với lá bạc hà còn có thể làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày.
6. Hạn chế tổn thương gan
Một số nghiên cứu đã chứng minh tía tô đất có thể giúp tăng sức mạnh của gan, ngăn ngừa tổn thương.
7. Vai trò của lá tía tô điều trị mất ngủ cho trẻ
Với tác dụng an thần nhẹ, tía tô có thể cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt, lá cây tía tô còn được cho là giúp giảm tình trạng quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu lá tía tô mỗi ngày
Tía tô được xem là an toàn nếu mẹ chỉ cho trẻ dùng một lượng nhỏ. Nếu ăn mỗi ngày chỉ nên trong thời gian ngắn (khoảng 1 tháng). Việc tiêu thụ quá nhiều có thể khiến trẻ bị buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh và làm tăng nhãn áp.
Bổ sung lá tía tô đúng cách cho trẻ
- Mẹ có thể dùng lá tía cây tô đất để thêm vào các món hầm, súp với các thực phẩm như: Phô mai, cá, thịt gà, thịt lợn… Mẹ cũng có thêm lá cây tía tô vào salad để tăng hương vị cho món ăn.
- Để chữa đau bụng cho trẻ sơ sinh trong thời gian bú sữa mẹ. Mẹ được khuyên là nên nấu lá cây tía tô với thì là và hoa cúc. Sau đó, mẹ uống hỗn hợp này 2 lần một ngày trong ít nhất 1 tuần để tác dụng của trà truyền lại cho bé qua sữa mẹ.
- Lưu ý, tía tô có thể tương tác với thuốc như: An thần, thuốc tăng nhãn áp và thuốc điều trị tuyến giáp. Chính vì vậy, trước khi cho bé dùng, mẹ cần cân nhắc tình trạng sức khỏe và các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng.
Kết luận vai trò của lá tía tô đối với trẻ
Tía tô đất là thảo dược mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi quyết định thêm vào chế độ ăn của trẻ, mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và cho lời khuyên đúng đắn nhất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của lá tía tô đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo