Site icon Medplus.vn

Vai trò của lúa mì đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Vai trò của lúa mì đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Vai trò của lúa mì đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Lúa mì là gì?

Lúa mì hay lúa miến, tiểu mạch, tên khoa học: Triticum spp là cây lương thực, thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng, sản lượng của nó chỉ đứng sau bắp và lúa gạo trong số các loài cây lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo v.v… cũng như được lên men để sản xuất bia, rượu hay nhiên liệu sinh học. Vậy cụ thể, vai trò của lúa mì đối với trẻ là gì?

Vai trò của lúa mì đối với trẻ

Nguồn carbohydrate tự nhiên dồi dào

Lúa mì là nguồn đường tự nhiên lớn và dễ hấp thu. Phần năng lượng này vô cùng tốt với sự phát triển của trẻ, giúp cho trẻ hoạt bát, năng động trong các hoạt động thể chất.

Vai trò của lúa mì cung cấp Vitamin cho trẻ

Lúa mì cũng là một nguồn vitamin, chất diệp lục và nhiều loại chất khoáng khác vô cùng phong phú. Đây là nguồn chất dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần của trẻ.

Dễ tiêu hóa

Trong tất cả các loại ngũ cốc, lúa mì được coi là loại hạt tốt nhất, bởi vì nó rất dễ tiêu hóa và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Lúa mì còn giúp cơ thể tránh được rất nhiều tình trạng bệnh lý bao gồm: đầy hơi, đau bụng hay buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thói quen bổ sung dinh dưỡng bằng lúa mì cũng sẽ giúp trẻ tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi tham gia tập luyện.

Thuốc nhuận tràng tự nhiên

Lúa mì có một lượng lớn chất xơ có tác dụng giống như một loại thuốc nhuận tràng. Chất xơ là thành phần giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ quá trình thải độc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lúa mì còn có vai trò quan trọng với đường tiêu hóa của trẻ. Một lượng lúa mì thích hợp mỗi ngày sẽ giữ miệng, dạ dày, thực quản và ruột ở trong trạng thái khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Trẻ cần bổ sung bao nhiêu lúa mì mỗi ngày

Số lượng ngũ cốc và chế phẩm từ ngũ cốc trong khẩu phần ăn của trẻ 6–11 tuổi:

Một phần ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc cung cấp 20g glucid tương đương với:

Bổ sung lúa mì đúng cách cho trẻ

Lúa mì có chứa một loại protein gọi là Gluten – chất có thể gây ra một phản ứng miễn dịch có hại cho trẻ cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Vì thế phụ huynh cần lưu ý cho trẻ ăn từng ít sản phẩm từ lúa mì và lưu ý các dấu hiệu dị ứng: Sưng, ngứa hoặc bị kích thích trong miệng và cổ họng; Phát ban, nổi mẩn đỏ, Nghẹt mũi và khó thở; Đau đầu; Chuột rút; Buồn nôn hoặc ói mửa; Tiêu chảy. Nếu xuất hiện những triệu chứng này hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Kết luận vai trò của lúa mì đối với trẻ

Lúa mì là một nguồn carbohydrate quan trọng. Loại ngũ cốc này cũng là nguồn giàu protein thực vật, hàm lượng khoảng 13%, tương đối cao so với các loại ngũ cốc chính. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cho trẻ để đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của lúa mì đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo

Exit mobile version