Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Vì sao dân văn phòng thường mắc bệnh rối loạn tiêu hoá?

Vì sao dân văn phòng thường mắc bệnh rối loạn tiêu hoá?

Rối loạn tiêu hóa – đây có lẽ là “nỗi ám ảnh thầm kín” mà hầu như người làm văn phòng nào cũng gặp phải. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ăn uống thiếu khoa học, công việc nhiều áp lực, căng thẳng kéo dài, thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động và uống rượu bia thường xuyên.

Nếu là nhân viên văn phòng, chắc hẳn bạn sẽ không còn quá xa lạ với tình trạng bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng thường xuyên, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.

Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Bài viết sau MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ về những “thủ phạm giấu mặt” khiến rối loạn tiêu hóa trở thành căn bệnh “quốc dân” của dân văn phòng, đồng thời bài viết cũng sẽ cung cấp một vài bí quyết giúp thoát khỏi tình trạng này hiệu quả nhất!

Vì sao rối loạn tiêu hóa là căn bệnh “quốc dân” của dân văn phòng?

Chế độ ăn uống không điều độ, thường xuyên đối mặt với căng thẳng do áp lực công việc, lạm dụng rượu, bia và ít vận động là những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột, khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến dân văn phòng thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn uống thất thường

roi loan tieu hoa 1 - Medplus

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ vi sinh đường ruột được điều hòa tốt khi duy trì nhịp độ ăn uống như sau:

  • Nên có 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, bao gồm bữa sáng
  • Nạp năng lượng vào đầu ngày nhiều hơn vào cuối ngày
  • Tránh ăn khuya
  • Có các giai đoạn fasting (kiêng ăn) khoa học.

Tuy nhiên, vì tính chất công việc, nhiều nhân viên văn phòng dễ có thói quen bỏ bữa, ăn trễ giờ hoặc giờ ăn không cố định. Thói quen này là nguyên nhân gây ra một số bệnh về đường ruột như nhiễm khuẩn HP hay viêm đường ruột. Một số thay đổi, mất cân bằng cũng có thể xảy ra với hệ vi sinh đường ruột khi nhịp độ ăn uống và sinh hoạt thường nhật thất thường.

Ngoài ra, một nhóm lớn nhân viên văn phòng cũng thường lựa chọn những thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… vì tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian mà những sản phẩm này đem lại. Tuy nhiên thức ăn nhanh thường chứa nhiều calo, cholesterol, chất béo, muối và ít chất xơ.

Thêm vào đó, nếu thực phẩm được chế biến ở môi trường không đảm bảo vệ sinh, các loại vi sinh vật có hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây ức chế sự phát triển và làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột.

Một nguy cơ khác là chất độc từ mầm bệnh còn kích hoạt phản ứng miễn dịch và tác động đến chức năng bình thường của hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa khó chịu như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng.

Căng thẳng do áp lực công việc

Nhân viên văn phòng phải đối diện với tình trạng căng thẳng kéo dài đã không còn là điều quá xa lạ. Thế nhưng, việc thường xuyên đối mặt căng thẳng có thể là “thủ phạm” khiến sức khỏe đường ruột ngày một giảm sút.

Não và ruột có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Đường ruột còn được xem là “bộ não thứ hai”, tuy không có khả năng suy nghĩ nhưng hệ thần kinh ruột vẫn giao tiếp thường xuyên với não bộ và gửi tín hiệu đến hệ thống thần kinh trung ương. Do đó căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, mà còn khiến chúng ta dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.

Uống rượu bia thường xuyên

Các buổi gặp gỡ với đồng nghiệp, đối tác hay những bữa tiệc công ty thỉnh thoảng sẽ có sự xuất hiện của rượu bia. Việc lạm dụng rượu bia quá mức – hơn 1 ly chuẩn với phụ nữ và 2 ly chuẩn với nam giới mỗi ngày (1 ly chuẩn gồm 14g cồn nguyên chất, tương đương 355ml bia thông thường, 150ml rượu hoặc 45ml rượu mạnh) – có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột.

Bởi các loại thức uống này có thể kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit, dẫn đến kích ứng, viêm ở đường ruột. Không những vậy, rượu bia cũng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và ngăn ruột già tái hấp thu nước trong phân, khiến phân đi ra ngoài nhanh hơn và kèm theo nhiều nước.

Quan trọng hơn, rượu bia cũng tiêu diệt một số loài vi sinh vật có lợi hoặc cho phép các loài vi sinh vật có hại phát triển nhanh chóng, từ đó gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Nếu không có biện pháp khắc phục, số lượng vi sinh vật có lợi có thể sụt giảm nghiêm trọng, hệ vi sinh đường ruột ngày càng mất cân bằng và khiến bạn đối mặt với các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng…

Môi trường làm việc ít vận động

Trong suốt thời gian làm việc, người làm văn phòng hầu như chỉ ngồi tại bàn và chỉ đi ra ngoài khi cần giải quyết nhu cầu như ăn uống, lấy nước hay đi vệ sinh. Việc ít vận động trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột.

Bởi vận động không chỉ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm viêm, giúp thức ăn di chuyển “trơn tru” mà còn giúp tăng tính thẩm thấu của ruột và tạo ra những thay đổi tích cực trong thành phần của hệ vi sinh đường ruột. Những người ít vận động thường có hệ vi sinh đường ruột kém đa dạng hơn và do đó có thể dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Bí quyết “xua tan” nỗi lo “căn bệnh quốc dân” của dân văn phòng

Để thoát khỏi “nỗi ám ảnh” mang tên rối loạn tiêu hóa, dân văn phòng có thể thử những bí quyết sau:

1. Lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Ăn uống khoa học: Bạn cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm không hợp vệ sinh. Giảm mặn và siêng uống nước. Hạn chế dùng các loại thức uống có cồn như rượu bia và đồ uống có chứa caffeine.
  • Thường xuyên vận động: Người thường xuyên vận động thường có hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và đa dạng hơn. Bạn nên cố gắng vận động điều độ bằng cách đi bộ sau bữa ăn hoặc duy trì chế độ tập luyện trong 30 phút vài ngày mỗi tuần.
  • Giảm căng thẳng: Bạn cần nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức và ngủ đủ giấc để đảm bảo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bài tập hít thở hoặc yoga, thiền đơn giản để giúp giảm căng thẳng.

2. Bổ sung vi sinh vật có lợi – Bí quyết “chăm sóc” đường ruột từ bên trong

roi loan tieu hoa 2 1 - Medplus

Thực tế, với người làm văn phòng, sẽ rất khó để tránh khỏi việc ăn uống không lành mạnh, uống rượu bia nhiều hay thường xuyên căng thẳng. Vậy nên giải pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa là hãy “trang bị” cho đường ruột một sự bảo vệ vững vàng bằng cách bổ sung vi sinh vật có lợi thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Sử dụng men vi sinh là một trong những giải pháp bổ sung vi sinh vật có lợi hiệu quả nhất. Men vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi, thường là vi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm men vi sinh, để lựa chọn được sản phẩm phù hợp bạn nên cân nhắc các tiêu chí sau:

  • Có dạng bào chế an toàn, dung nạp tốt và đạt chất lượng cao
  • Có khả năng di chuyển đến ruột ở dạng sống
  • Có khả năng tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Tồn tại được trong môi trường axit dạ dày, chịu được nhiệt độ môi trường bên ngoài và ảnh hưởng của kháng sinh.

Trong đó nổi bật nhất là sản phẩm men ống vi sinh cung cấp đến 4 tỷ bào tử Bacillus Clausii. Nhờ được phân phối dưới dạng bào tử mà Bacillus Clausii có khả năng “sống sót” trong môi trường acid mật và pH thấp để nảy mầm thành tế bào sinh dưỡng trong đường tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc 4 tỷ lợi khuẩn này vẫn có thể hoạt động tốt trong đường tiêu hóa, giúp bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Qua những thông tin trên, MedPlus hy vọng bạn đã hiểu hơn lý do vì sao rối loạn tiêu hóa là “căn bệnh quốc dân” của dân văn phòng, cũng như làm thế nào để có thể thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm cân bằng công việc và sức khỏe.

Bên cạnh đó, để nâng cao sức khỏe đường ruột, giảm thiểu nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, bạn đừng quên “chủ động” chăm sóc sức khỏe đường ruột ngay từ bên trong bằng cách bổ sung men ống vi sinh 4 tỷ bào tử Bacillus Clausii nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: What’s an Unhealthy Gut? How Gut Health Affects You

Gut Microbiota and Diarrhea: An Updated Review

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *