Site icon Medplus.vn

Vì sao trẻ hay ngậm đồ vật vào miệng?

Vì sao trẻ hay ngậm đồ vật vào miệng?

Vì sao trẻ hay ngậm đồ vật vào miệng?

Trẻ hay ngậm đồ vật là một trong những hành vi đặc thù của trẻ khi muốn tìm hiểu về đồ vật đó, đồng thời đó là sự cần thiết trong quá trình phát triển não bộ và tâm lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn tại sao trẻ hay ngậm đồ vật và cách xử lý như thế nào để tốt nhất cho trẻ.

1. Nguyên nhân trẻ với được gì cũng cho vào mồm gặm

Đây là hành vi đặc thù của trẻ khi tìm hiểu đồ vật, là một sự cần thiết cho quá trình thành thục và phát triển của tâm lí cũng như của não bộ, giống như Freud và Ali Ericksson đã từng nói: Những động tác của miệng trong giai đoạn đầu ở trẻ sơ sinh chính là trung tâm của tâm lí.

Tiếp đó, trẻ sẽ dựa vào phương thức này để thăm dò những đồ vật xung quanh, miệng chính là phương thức dễ phối hợp nhất, có thể vận dụng một cách linh hoạt để cảm nhận những sự vật khác nhau trong thế giới bên ngoài. Trẻ nhận được thông tin thông qua việc gặm đồ vật, cảm giác về sự nóng, lạnh, mềm, cứng, chua, ngọt, đắng, cay… của sự vật, những cảm giác này sẽ trở thành kinh nghiệm, được trẻ ghi nhớ và lưu giữ vào trong não bộ. Kinh nghiệm càng nhiều, càng phong phú thì càng có lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ.

Trẻ thông qua phương thức này để có được nhận thức đầu tiên về bản thân. Khi bắt đầu gặm chân hay gặm tay mình, trẻ không biết được đó chính là tay chân của mình, trong quá trình không ngừng gặm tay chân đó trẻ mới phát hiện ra đó là tay chân của mình, chỉ cần muốn thì lúc nào cũng có thể gặm được, và dần dần trẻ sẽ hình thành nên việc nhận thức bản thân và lòng tự tin – những yếu tố cần thiết cho sự thành thục và phát triển tâm lý của trẻ.

Vì sao trẻ hay ngậm đồ vật vào miệng?

2. Cha mẹ nên cho trẻ có cơ hội học tập

Cha mẹ nên để cho trẻ có cơ hội học tập và thăm dò thế giới nhưng vẫn phải đảm bảo cho trẻ không gặp nguy hiểm, do đó đưa cho trẻ những đồ vật an toàn vệ sinh là việc hết sức quan trọng. Đồ chơi nên dùng những món được làm từ chất liệu nhựa không có chứa độc tố hoặc chì, mỗi tuần làm sạch một lần, hơn nữa phải là đồ không dễ bong tróc.

Cố gắng không để cho trẻ dùng tay tiếp xúc với những nơi bẩn thỉu, không sạch sẽ. Người lớn trước khi bế, vui đùa hoặc chạm vào trẻ cần rửa tay thật sạch sẽ. Cùng với sự gia tăng năng lực thao tác và cảm giác ở tay cũng như các ngón tay của trẻ, hành động dùng miệng để khám phá cũng sẽ giảm dần một cách tự nhiên, do đó cha mẹ không cần quá lo lắng, việc gặm đồ vật của trẻ sẽ không kéo dài mãi.

Ngậm đồ vật là một hiện tượng thường thấy ở bất cứ đứa trẻ nào với nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp các mẹ có thể nắm rõ được tại sao trẻ hay ngậm đồ vật để từ đó có cách giải quyết hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version