Site icon Medplus.vn

Vị thuốc quý “Bình Vôi” và những công dụng trị bệnh thần kỳ

Cây Bình Vôi

Cây Bình Vôi

Cây Bình Vôi rất quen thuộc với chúng ta. Nhất là đối với người dân ở các vùng có nhiều rừng, núi đá vôi. Cây có nhiều công dụng trị bệnh. Cùng Medplus tìm hiểu về vị thuốc thần kỳ này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Bình vôi

Tên khoa học: Stephania rotunda Lour.

Tên đồng nghĩa: Stephania glabra (Roxb.) Miers

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Đặc điểm cây

Nơi sống, thu hái và chế biến

Nơi sống

Cây phân bố rộng, ở châu Á cây có ở một số nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…

Tại Việt Nam, chúng ta có thể được bắt gặp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng nhiều nhất là các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa…

Nó thường mọc ở rừng cây bụi hoặc có khi mọc ở hỏm đá. Ngoài ra, cây cũng được lựa chọn trồng trong nhiều gia đình do quan niệm phong thủy.

Cách thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình thành củ của cây bình vôi.

Bảo quản: Dược liệu sau khi bào chế cần bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc, mối mọt.

Thành phần hoá học và tác dụng dược lý

Rễ củ chứa alcaloid L – tetrahydropalmatin, cepharantin, cepharanolin, cepharamin…  Ở Việt Nam có nhiều loài bình vôi khác nhau, do đó ở mỗi loài lại cho một số thành phần alcaloid khác nhau.

Trên thực nghiệm, chất L – tetrahydropalmatin của bình vôi và hỗn hợp alcaloid chiết xuất từ một số loài bình vôi có tác dụng an thần, chống co giật, hạ huyết áp, hạ sốt…

Tính vị: Dược liệu có vị đắng, tính lương, được quy vào hai kinh là Tỳ và Can.

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng

Tác dụng chính của vị thuốc là trấn kinh, an thần, tuyên phế nên thường chủ trị các bệnh như: đau đầu, mất ngủ, ho ra đờm, ho lao, ho khan lâu ngày, hen suyễn, khó thở, trấn áp những cơn co thắt do tăng nhu động ruột, viêm dạ dày.

Bên cạnh đó, khi kết hợp với các loại dược liệu khác, cây bình vôi còn có tác dụng với những trường hợp bị mụn nhọt, lở loét, gout, cao huyết áp…

Những bài thuốc từ cây bình vôi

1. Nước sắc củ bình vôi khô có thể cải thiện các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, suy nhược:

Lưu ý: với điều trị bệnh động kinh người bệnh nên dùng vào trưa và tối sau bữa ăn để thấy hiệu quả điều trị tốt nhất.

2. Ngâm rượu uống bồi bổ khí huyết:

Lưu ý: rượu bình vôi để càng lâu càng tốt. Nếu thấy rượu gần cạn bạn có thể bỏ thêm một đợt rượu mới, tiếp tục như vậy cho tới khi rượu không còn mùi từ củ bình vôi thì làm đợt rượu thuốc mới.

3. Trị mất ngủ:

4. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng:

5. Hỗ trợ điều trị gout

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

Exit mobile version