Site icon Medplus.vn

Vị thuốc quý từ cây Tiêu Lốt – Nhiều công dụng trong Ẩm thực lẫn Y học

Công dụng từ cây Tiêu Lốt: Ho, chống sưng tấy, dịu đau, lợi kinh (Rễ, lá sắc uống). Sâu răng (Quả tán bột xỉa). Còn chữa bụng lạnh gây nôn mửa, đau bụng ỉa chảy, kiết lỵ, đau đầu, tim quặn đau, động kinh. Bông quả có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, kiện vị. Rễ có vị cay, tính ấm, không độc; có tác dụng gần như bông quả, lại trừ được huyết khí.

Tiêu Lốt

Cây tiêu lốt

Tên tiếng Việt: Tiêu lốt, Tiêu lá tím, Tất bạt

Tên khoa học: Piper longum L.

Họ: Piperaceae

A. Mô tả cây 

  • Cây bò ở phần gốc, cành mang hoa, thẳng đứng không lông. Lá có cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuôn, nhọn ở đỉnh, hình tim ở gốc lá, cuống lá hơi phủ lông, có bẹ ở gốc.

    Hình ảnh cây Tiêu Lốp

  • Hoa đơn tính, mọc thành bông. Bông đực có trục nhẵn, lá bấc tròn nhị 2, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình bầu dục. Bông cái ngắn hơn, (trục cũng không có lông, lá bắc tròn có cuống ngắn. Bầu mang 3 nhụy hình trứng nhọn đầu. Quả mọng. Mùa ra hoa: tháng 3.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại cả miền Bắc và miền Nam nước ta. Được trồng ở Ấn Độ.
  • Dùng làm thuốc người ta hái những chùm quả dính vào nhau vào lúc còn xanh truớc khi chín, phơi hay sấy khô với tên tất bạt Fructus Piperis longi.
  • Người ta còn dùng cả rễ có đường kính khi tươi 3-4mm, mang những rễ nhỏ, phơi hay sấy khô. Người ta cho rằng rễ còn tác dụng nhanh hơn bông.

D. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tiêu lốt

1/ Bệnh tiểu đường:

Hạt tiêu làm giảm mức độ glucose trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng khác liên quan đến rối loạn.

2/ Bệnh gan:

Tiêu lốt được biết đến là có chức năng gan-bảo vệ, có thể giúp cơ thể quản lý ngộ độc gan, và cũng có thể ngăn ngừa bệnh vàng da.

3/ Nhiễm khuẩn :

Gốc rễ và trái cây có thể có hoạt tính chống amoebic.

4/ Giảm cân:

Tiêu lốt, là một loại thảo mộc tuyệt vời mà được cho là thúc đẩy giảm cân và có ít tác dụng phụ hay không trên cơ thể. Nó được biết đến để giảm mỡ cơ thể và loại bỏ các độc tố ứ đọng mỡ ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh béo phì.

E. Đơn thuốc có tất bạt

  • Chảy nước mũi: Tán nhỏ tất bạt thổi vào mũi
  • Chữa thiên đầu thống: Tán nhỏ tất bạt. Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nuớc nóng, đau bên đầu nào thì hít khoảng 0,4g bột tất bạt vào mũi bên đó.
  • Chữa sâu răng: Tán tất bạt với hồ tiêu, thêm ít sáp ong vê thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Cho vào nơi răng đau 1-2 hạt này.

F. Một số món ăn từ tiêu lốp (tiêu lốt)

1/ Thịt bò xào tiêu lốt

thit-bo-xao-tieu-lot

Khá đặc biệt, thịt bò với tiêu lốp có tính tương thích rất cao kể cả chất lượng lẫn hương vị. Thịt bò nhiều đạm, nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể. Kết hợp với tiêu lốt sẽ giúp cơ thể ít hấp thụ cholesterol, giúp món ăn cân bằng dinh dưỡng.

Không chỉ thế, có tiêu lốp thịt bò sẽ mềm và dậy mùi thơm, kích thích vị giác đến cực độ, cho người thưởng thức ăn mãi không chán.

2/ Cá kho tiêu lốt

Cá kho tiêu lốp

Nhờ vào tính vị cay, thơm nồng của họ nhà tiêu, nay món các kho của bạn sẽ dậy mùi thơm hơn, đồng thời vị tanh của cá cũng được khử.

3/ Món cháo giải cảm với tiêu lốt

Ảnh minh hoạ

Khi gặp cảm mạo, sốt, người bệnh sẽ cảm thấy uể oải, không thèm ăn; cổ họng đau rát, không thể nuốt được thức ăn. Do thế món cháo nấu thật đơn giản với nhiều tiêu lốt sẽ tăng thêm vị ấm, giúp giải cảm; đồng thời cũng rất dễ ăn, cung cấp năng lượng và cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng.

Xin lưu ý:

  • Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  • Không tự ý áp dụng mà chưa tìm hiểu kỹ về bài thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

Exit mobile version