Site icon Medplus.vn

Viêm âm đạo và 1 số cách điều trị

Viêm âm đạo là hiện tượng nhiễm trùng âm đạo xuất hiện ở nữ giới. Đây là tình trạng phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gây ngứa, đau rát, chảy máu, thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm âm đạo là cần thiết. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về cách điều trị căn bệnh này.

1. Các triệu chứng của bệnh Viêm âm đạo

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm âm đạo bao gồm:

Tuy nhiên, việc dịch âm đạo tiết ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm âm đạo. Dịch âm đạo có thể là một chất lỏng trong suốt, loãng, chảy nước. Ngoài ra, nó có thể có màu trắng và đặc, có thể có màu xám hoặc hơi xanh.

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm âm đạo, bao gồm các nguyên nhân như lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng do nấm men hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn

2.1 Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) có thể gây ra bệnh viêm âm đạo như nhiễm trichomonas, bệnh lậu và nhiễm chlamydia.

2.2 Nhiễm trùng do nấm men hoặc vi khuẩn

Đây là hai nguyên nhân thường thấy nhất gây ra bệnh viêm âm đạo.

Đối với trường hợp nhiễm trùng do nấm men, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do việc sử dụng thuốc kháng sinh. Cụ thể, thuốc kháng sinh thường có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên, nó cũng gây ảnh hưởng đến một số loại vi khuẩn bình thường khác ở âm đạo và làm mất chức năng kiểm soát nấm men. Hậu quả là nấm men phát triển quá mức dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nấm men.

Đối với trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, nguyên nhân là do dịch âm đạo tiết nhiều và có mùi tanh. Cụ thể, chất dịch thường loãng, có màu xám hoặc hơi xanh. Trường hợp này thường không gây ngứa, nhưng nếu dịch âm đạo được tiết ra quá nhiều thì nó có thể gây ngứa.

3 Chẩn đoán

Viêm âm đạo được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh và một số xét nghiệm chẩn đoán khác. Trong đó, những triệu chứng như việc đau tái phát khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của khô âm đạo hoặc nồng độ estrogen thấp.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phải xét nghiệm nước tiểu để xác định các sinh vật lây nhiễm hoặc máu trong nước tiểu.

Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe tổng quát cũng có thể cần thiết, bao gồm khám vùng chậu và âm đạo. Bằng cách này, bác sĩ có thể hình dung được môi âm hộ và âm đạo. Đôi khi, một phễu soi mỏ vịt có thể được đưa vào âm đạo để hoặc có thể sử dụng một loại đèn chiếu đặc biệt trong quá trình khám để có thể xem các khu vực sưng tấy, chảy máu và có thể lấy mẫu dịch tiết hoặc chất lỏng. Mẫu dịch tiết sau đó có thể được đưa đi xét nghiệm để làm kiểm tra thêm.

4. Điều trị bệnh viêm âm đạo

Thông thường các triệu chứng của bệnh Viêm âm đạo đều có thể điều trị được. Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc điều trị phải phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể. Do đó, nếu điều trị sai cách sẽ có thể dẫn đến những kết quả tệ hơn và làm kéo dài thêm quá trình điều trị.

Quá trình điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn truyền nhiễm có thể bao gồm việc uống thuốc kháng sinh theo đơn. Quá trình điều trị viêm âm đạo do nấm men có thể bao gồm việc bôi các loại kem chống nấm theo toa.

Một điều cần lưu ý là có thể người bệnh sẽ cảm thấy ổn hơn trước khi uống hết đơn thuốc như lời dặn của bác sĩ. Tuy nhiên, họ vẫn cần uống theo chỉ dẫn, nếu không bệnh viêm âm đạo có thể bị tái phát.

4.1 Thay đổi lối sống

Một số cách có thể dùng để đối phó với bệnh viêm âm đạo như chườm đá hoặc tắm nhẹ nhàng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh đúng cách cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như lau nhẹ từ trước ra sau có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và làm giảm các triệu chứng của viêm âm đạo.

4.2 Hoạt động tình dục

Nếu tình trạng nhiễm trùng chưa được điều trị hoàn toàn, người bệnh sẽ có khả năng truyền bệnh cho bạn đời hoặc sau đó có thể bị nhiễm lại. Bên cạnh đó, trong khi một số bệnh nhiễm trùng khác có thể lây qua đường tình dục thì việc hoạt động tình dục khi đang được điều trị nhiễm trùng nấm men là khá an toàn.

4.3 Sử dụng nước rửa vệ sinh phụ nữ phù hợp

Tình trạng Viêm âm đạo cũng có thể được khắc phục nếu chị em sử dụng nước rửa phụ khoa phù hợp để giữ cho vùng kín không bị vi khuẩn có hại tấn công. Một số sản phẩm nước rửa phụ khoa phù hợp bao gồm:

4.3.1 Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena

Nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia thuộc Tập đoàn ABENA ĐAN MẠCH (Từ 1953). Đây là sản phẩm hoàn hảo thích hợp sử dụng cho người bị bệnh Viêm âm đạo. Sản phẩm này có công thức thành phần đặc biệt, với độ pH 3 – 4 tương thích với độ pH tự nhiên của vùng kín, giúp làm sạch và cân bằng độ axit cho vùng da nhạy cảm, đặc biệt khử mùi hiệu quả trong ngày kinh nguyệt và sản dịch sau sinh. Intimate Care hoàn toàn không màu, không mùi, không Paraben được khuyên dùng mỗi ngày an toàn, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.

4.3.2 Dung dịch vệ sinh phụ nữ Saforelle của Pháp

Saforelle là một sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ Pháp. Sản phẩm có những thành phần dịu nhẹ, phù hợp với mọi làn da vùng kín của chị em phụ nữ, ngay cả những chị em có làn da nhạy cảm và kích ứng. Đây cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho các chị em đang cần điều trị tình trạng Viêm âm đạo.

4.3.3 Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương

Dung dịch  vệ sinh phụ nữ Dạ Hương có chứa các thành phần từ thảo dược, phù hợp với phụ nữ Á Đông. Sản phẩm có tác dụng làm sạch và bảo vệ vùng kín, giữ cho làn da vùng kín mềm mịn, ngăn ngừa mùi hôi cũng như viêm nhiễm. Dạ Hương là một trong những sản phẩm thích hợp dùng cho các chị em phụ nữ bị Viêm âm đạo.

Lời kết

Viêm âm đạo là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái ở mọi lứa tuổi.  Điều quan trọng cần làm là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

Nguồn: An Overview of Vaginitis

Exit mobile version