Site icon Medplus.vn

VIÊM QUANH KHỚP VAI: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Cùng Medplus  tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng căn bệnh viêm quanh khớp vai bạn đọc nhé!

 

 

1. Bệnh viêm quanh khớp vai là gì?

Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: Viêm gân, viêm co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.

Viêm quanh khớp vai là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là thể phổ biến nhất.

Thể đông đặc khớp vai là do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai, là tình trạng đau kèm theo hạn chế vận động khớp vai. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng. Ở Việt Nam, viêm quanh khớp vai chiếm 2% dân số và chiếm tỉ lệ 12,5% trong tổng số các bệnh nhân bị bệnh khớp.

2. Nguyên nhân bệnh viêm quanh khớp vai

Nguyên nhân viêm quanh khớp vai bao gồm:

  • Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay, có thể có hoặc không có lắng đọng calci, có thể rách, đứt gân chóp xoay không hoàn toàn hoặc hoàn toàn.
  • Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai
  • Viêm bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay

3. Triệu chứng bệnh viêm quanh khớp vai

Triệu chứng viêm quanh khớp vai gồm đau đớn nghiêm trọng và giảm biên độ vận động hoặc không thể vận động vai, dù là tự vận động hoặc có sự giúp đỡ của người khác. Bệnh diễn tiến theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đóng băng: Trong giai đoạn “đóng băng”, bạn sẽ ngày càng cảm thấy đau hơn. Vai bắt đầu nhức và rất đau khi với chạm. Bạn sẽ đau nhiều vào buổi tối và khi nằm nghiêng bên vai bệnh. Khi cơn đau trở nên tệ hơn, vai của bạn giảm độ vận động. Sự đóng băng thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.
  • Giai đoạn 2: Đông cứng: Các triệu chứng đau có thể thực sự cải thiện trong giai đoạn này, nhưng tình trạng cứng vai vẫn còn. Các cơ vai có thể bắt đầu teo nhẹ vì không được vận động. Trong thời gian từ 4–6 tháng của giai đoạn “đông cứng”, bạn có thể khó khăn hoạt động hàng ngày.
  • Giai đoạn 3: Tan băng: Chuyển động vai dần cải thiện trong giai đoạn “tan băng”. Vai có thể hoàn toàn trở lại bình thường hoặc lấy lại sức mạnh và chuyển động gần như bình thường sau 6 tháng đến 2 năm.

4. Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai

Bệnh viêm quanh khớp vai bao gồm điều trị đợt cấp và điều trị duy trì. Cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Điều trị nội khoa

Mục tiêu

  • Giảm đau
  • Chống viêm
  • Duy trì tầm vận động của khớp vai
  • Điều trị bằng thuốc

Đau khớp vai là triệu chứng chính trong viêm quanh khớp vai thể thông thường. Do đó, giảm đau chống viêm cũng là mục tiêu chính trong điều trị viêm quanh khớp vai thể thông thường. Để đánh giá đau người ta thường dùng thang điểm VAS (visual analogue scale: thang điểm nhìn lượng giá mức độ đau).

  • Giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường: acetaminophen
  • Chống viêm: thuốc chống viêm không steroid
  • Tiêm corticoid tại chỗ : Áp dụng cho thể viêm quanh khớp vai thể thông thường, thể đau vai cấp tính. Thuốc tiêm tại chỗ (vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta), tiêm 1 lần duy nhất; sau 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân đau trở lại
  • Chế độ sinh hoạt và vận động: Bất động tương đối khớp vai, không bất động tuyệt đối. Nghĩa là bệnh nhân vẫn họat động và sinh hoạt bình thường với khớp vai bên đau, nhưng không được làm các động tác vận động đột ngột, dừng động tác ở tầm vận động khi thấy đau.
    Không bất động tuyệt đối khớp vai vì có thể dẫn tới hạn chế vận động khớp.
  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho khớp vai là rất thích hợp và cần được ưu tiên hơn là dùng thuốc.

Điều trị can thiệp

Viêm quanh khớp vai điều trị can thiệp qua nội soi được chỉ định khi rách đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay.
Trường hợp gân cơ chóp xoay rách không hoàn toàn, chỉ định điều trị nội khoa mà không cần can thiệp. Khi điều trị nội khoa thất bại, có thể cân nhắc điều trị can thiệp nội soi để khâu phục hồi gân.

Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một chế phẩm từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học. Nhờ đó PRP giúp kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị đau vượt trội.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là biện pháp điều trị an toàn với bệnh nhân viêm khớp, giúp chấm dứt cơn đau nhanh và bền vững. Sự hướng dẫn của máy siêu âm cho phép xác định chính xác vị trí tổn thương.

So với các phương pháp điều trị truyền thống như sử dụng thuốc, phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP có nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn (do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh), chấm dứt cơn đau nhanh, quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh viêm quanh khớp vai, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version