Site icon Medplus.vn

Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai ngoài thường gặp và ít nguy hiểm hơn viêm tai giữa. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu với triệu chứng ngứa tai, đau tai, ù tai hoặc chảy mủ tai… viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thính lực. Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ và một số nguyên nhân khác.

Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bị viêm tai ngoài có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài

1. Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai. Viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm tai ngoài?

Bơi lội trong nước không sạch có thể dẫn đến viêm khoang tai ngoài. Thông thường, Pseudomonas và các vi khuẩn khác sinh sống trong nước có thể gây nhiễm trùng tai. Trong một số trường hợp hiếm, nhiễm trùng có thể gây ra bởi một số loại nấm.

Các nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài bao gồm:

Những nguyên nhân gây viêm tai ngoài mạn tính bao gồm:

3. Triệu chứng, biểu hiện bệnh viêm tai ngoài

– Ngứa, đau tai

– Ngứa & đau tăng thêm khi tai bị cử động bởi các động tác nhai, hắt hơi, …

– Có khi có cảm giác lùng bùng lổ tai & không nghe thấy gì.

– Có thể chảy dịch vàng.

Chẩn đoán và điều trị viêm tai ngoài

4. Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai ngoài

– Bơi lội nhiều, tắm gội nhiều hoặc bị nước vào tai

– Ráy tai nhiều cũng có nguy cơ bị viêm tai ngoài

– Ráy tai bằng vật cứng gây tổn thương tai, hoặc dùng móng tay để cạy ráy tai cũng gây ra tổn thương tai.

– Các loại bệnh ngoài da như vẩy nến ở tai ngoài cũng gây ra viêm.

5. Ai có nhiều nguy cơ mắc bệnh?

Ai cũng có thể bị viêm ống tai ngoài, nhưng những người dưới đây có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn cả:

6. Viêm tai ngoài ở trẻ em có gì khác người lớn?

Trẻ em, đặc biệt những bé thường hay bơi lội, nghịch nước thì càng có nguy cơ mắc viêm tai ngoài cao hơn. Đồng thời, ống tai trẻ em nhỏ hơn so với người lớn, càng làm cho nước khó thoát ra khỏi tai. Do đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ống tai.

Đau tai là triệu chứng thường gặp nhất trong viêm ống tai ngoài. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói, có thể có các biểu hiện:

7. Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tai ngoài?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa kháng sinh trong 10 đến 14 ngày.

Phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:

Không được để ướt khoang tai trong vòng 7-10 ngày sau khi tất cả triệu chứng đã biến mất.

Những người bị viêm khoang tai ngoài mãn tính có thể cần điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để tránh các biến chứng.

8. Các biện pháp phòng tránh viêm ống tai ngoài

Phòng ngừa luôn tốt hơn là điều trị. Giữ tai càng khô ráo càng làm giảm nguy cơ viêm nhiễm ống tai ngoài.

Những biện pháp để bảo vệ bạn và gia đình khỏi viêm tai ngoài bao gồm:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version