Viêm xoang là bệnh tai-mũi-họng khá phổ biến, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết. Viêm xoang cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm xoang mạn tính. Hiện này, bệnh viêm xoang nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Cùng Songkhoe.medplus.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Viêm xoang là gì?
Xoang là các hốc rỗng nằm phía sau trán, mũi, xương gò má và giữa hai mắt. Có nhiều loại xoang, nhưng viêm thường ảnh hưởng đến xoang cạnh mũi. Xảy ra khi lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm. Vì một nguyên nhân nào đó khiến cho lớp niêm mạc ở trong tình trạng phù nề. Nó làm cho quá trình tiết dịch nhầy tăng lên và hệ quả làm cho các xoang bị tắc nghẽn.
Viêm xoang được phân ra làm 4 loại, dựa theo thời gian mắc bệnh, bao gồm:
- Viêm xoang cấp: là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng giống cảm lạnh như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt… Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 – 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
- Viêm xoang bán cấp: là viêm xoang có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 – 8 tuần.
- Viêm xoang mạn tính: là viêm xoang có các triệu chứng tồn tại >8 tuần.
- Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang
Nguyên nhân gây viêm xoang thường gặp nhất là do vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác có thể gây nên tình trạng này, cụ thể như sau:
- Do vi khuẩn, nấm. Các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong các xoang gây nên tình trạng viêm nhiễm, chất nhầy bị ứ đọng khiến cho luồng không khí lưu thông bị cản trở.
- Mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Khi tuyến nhầy niêm mạc hoạt dộng quá mức làm cho hoạt động của hệ thống lông chuyển các chất nhầy trong các xoang ra bên ngoài hoạt động kém, bị viêm mũi dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây bệnh viêm xoang.
- Cơ địa dị ứng. Những người thường hay bị dị ứng với một số chất, thức ăn, các dị nguyên như phấn hoa, lông chó mèo… dễ bị viêm xoang. Do tình trạng dị ứng khiến niêm mạc mũi bị phù nề, khiến các lỗ xoang bị bít lại gây nhiễm trùng.
- Hệ miễn dịch suy yếu. Sức đề kháng suy yếu làm cho các vi khuẩn và những tác nhân gây hại dễ xâm nhập và gây bệnh.
- Có các khối mũi hoặc khu vực xoang làm tắc nghẽn dẫn lưu xoang và gây viêm xoang.
- Rối loạn di truyền như bị xơ nang
Các triệu chứng của bệnh viêm xoang là gì
Các triệu chứng bệnh viêm xoang bao gồm:
- Đau, sưng và đau quanh má, mắt hoặc trán
- Nghẹt mũi
- Khó ngửi được mùi
- Dịch nhầy màu xanh lá cây hoặc màu vàng từ mũi
- Đau đầu do viêm xoang
- Nhiệt độ cơ thể cao
- Đau răng
- Hôi miệng
Nguy cơ mắc bệnh viêm xoang
Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:
- Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
- Phụ nữ trong thời gian mang thai
- Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
- Người hút thuốc lá
- Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.
Chẩn đoán bệnh viêm xoang
Bác sĩ sẽ khám tai, mũi và họng, đồng thời nghe lồng ngực của bạn qua ống nghe y khoa để chẩn đoán viêm xoang. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nội soi mụi, chụp CT xoang hoặc chụp MRI nếu nghi ngờ bạn bị viêm xoang do nhiễm nấm hoặc do các khối u nào khác.
Điều trị viêm xoang hiệu quả
Nếu viêm xoang mũi cấp tính không được chữa trị sớm, chúng dễ chuyển sang viêm xoang mạn tính và tái phát nhiều lần. Thêm vào đó, các dị nguyên gây dị ứng vẫn luôn tồn tại ở môi trường xung quanh nên việc kiểm soát bệnh lại càng khó khăn hơn. Để điều trị viêm xoang, dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng:
Điều trị viêm xoang bằng nội khoa
Phương pháp này thường được điều trị cho các trường hợp bị viêm xoang cấp tính. Những loại thuốc được dùng bao gồm:
- Kháng sinh
- Thuốc chống viêm
- Các loại thuốc co mạch chống xuất tiết
- Thuốc kháng dị ứng
Việc điều trị bệnh bằng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng.
Chữa bệnh bằng phẫu thuật
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật làm sạch xoang, sửa chữa vách ngăn bị lệch hoặc loại bỏ polyp nếu viêm xoang mạn tính không cải thiện theo thời gian và khi dùng thuốc.
Cách phòng ngừa viêm xoang
Các biện pháp sau có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ
- Tránh hút thuốc và hít khói thuốc lá
- Tránh xa những người bị cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí ở nhà và giữ nhà cửa sạch sẽ
- Nếu có thể, tránh các chất gây dị ứng.
- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả tươi, cá biển, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hay ăn các thức ăn không lành mạnh.
- Tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Đeo khẩu trang khi đi đường, đặc biệt là làm việc hoặc tới những nơi bụi bặm, nhiều hóa chất.
- Rèn luyện thân thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho bản thân.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Bạn cần đi khám hoặc nhập viện ngay nếu sau 1 tháng các triệu chứng vẫn còn hoặc có chiều hướng nặng hơn bao gồm:
- Mắt có quầng thâm, sưng và đau;
- Trán sưng tấy;
- Đau đầu dữ dội;
- Lú lẫn hoặc nói sảng;
- Cổ bị cứng;
- Thở ngắt quãng, khó thở.
Một số phòng khám bệnh viêm xoang uy tín:
- Điểm danh 5 địa chỉ khám viêm xoang uy tín nhất quận 1
- Top 5 phòng khám viêm xoang uy tín quận 7
- Top những địa chỉ khám viêm xoang uy tín nhất quận 9
- Những địa chỉ khám viêm xoang hàng đầu quận Bình Tân
Nguồn: Hellobacsi.com, Vinmec.com,Pacificcross.com