Site icon Medplus.vn

Vịt khìa nước dừa ăn cực ngon, cả nhà ai cũng mê

Thịt vịt vốn là nguyên liệu thơm ngon bổ dưỡng cho cơ thể. Nhưng không phải ai cũng có thể biết cách chế biến thịt vịt đúng chuẩn. Vậy ngày hôm nay Medplus xin giới thiệu đến bạn một món đó là vịt khìa nước dừa. Vậy hãy cùng theo Medplus vào bếp nhé.

Bật mí cách làm vịt khìa nước dừa ngon bá cháy

Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon cho món vịt khìa nước dừa

Thịt vịt

Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt.

Nên chọn con da còn trơn nhờn, thịt không có mùi khác lạ.

Không chọn những con vịt nhỏ mọc chưa đủ lông

Khi mua vịt đã làm sẵn, bạn cần kiểm tra kỹ, nếu vịt bị bơm nước, khi dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác trơn. Vùng ức và đùi của vịt nhão, không săn chắc.

Đặc biệt, bạn nên chọn vịt đực, vì nó dày mình và đậm thịt hơn so với vịt cái.

Thịt vịt quá béo sẽ làm vịt khìa nước dừa bị béo ngậy dễ ngán.

Mua tại những cửa hàng bán đồ thực phẩm sạch, siêu thị để đảm bảo nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng.

Nguyên liệu cho món vịt khìa nước dừa

Dừa

Chọn dừa xiêm ngon bằng cách quan sát cuống
Một trong những cách chọn dừa xiêm ngon, nhiều nước thông thường hay sử dụng đó là quan sát cuống dừa.

Khi mua dừa, bạn nên gọt luôn phần cuống, dừa xiêm rất dễ gọt chứ không khó như các loại dừa khác.

Sau đó, bạn quan sát thêm, nếu như dừa sau khi gọt một lúc mà vẫn có màu trắng chứng tỏ dừa đã được ngâm chất tẩy trắng.

Đây là cách chọn dừa nhiều nước đồng thời cũng là cách bạn phân biệt được dừa an toàn và không an toàn.

Mẹo nấu để món vịt khìa nước dừa thêm đậm đà

Vịt thường có mùi hôi đặc trưng nhưng nếu biết cách xử lý sẽ hết sạch mùi hôi này.

Medplus xin chia sẻ đến bạn 2 cách đơn giản dễ làm nhất nhé

Khử mùi hôi của vịt bằng chanh

Bạn chỉ cần dùng chanh xát trực tiếp lên vịt, mùi hôi sẽ biến mất ngay. Đây là cách làm đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm.

Khử mùi hôi của vịt bằng giấm

Nếu không có chanh, bạn có thể khử mùi hôi của vịt bằng giấm. Hòa muối và giấm với nhau với một lượng vừa đủ, sau khi đã sơ chế vịt sạch sẽ. Xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn thấy mùi hôi của vịt nữa.

Ngon quá xá với món vịt khìa nước dừa

Khử mùi hôi của vịt bằng gừng

Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng. Để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc.

Cho một miếng gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

Công dụng món vịt khìa nước dừa

Thịt vịt

Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.

Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe

Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.

Dừa

Nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: chất béo 0,2%, protein 0,3%, đường (chủ yếu là fructose, glucose) 4,7%, các loại vitamin (A, C, PP) và các khoáng chất (Na, Ca, K, L, Pe, P).

Công dụng nước dừa

Cách bảo quản vịt khìa nước dừa

Món vịt khìa nước dừa

Vì đây là món ăn dùng ngay khi chế biến ta cần cân nhắc số lượng người ăn để tránh dư thừa.

Bạn cũng có thể cho vào hộp nhựa hoặc túi zip để trong ngăn mát tối đa 2 ngày. Khi bảo quản nhớ để tránh xa các thực phẩm khác để tránh bị lây nhiễm chéo nhé.

Thịt vịt tươi sống

Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát

Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Thường hay sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín thịt.

Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.

Dừa

So với những loại trái cây hoa quả khác thì dừa được xem là quả lâu hư và mất chất nhất.

Vì vỏ quả dừa khá dày và bên trong lớp xơ có một vỏ bọc rất cứng, có thể bảo quản không cho bất kỳ vi khuẩn chui vào.

Có lẻ bạn không biết đấy, quả dừa có thể bảo quản được trong vòng từ 2-3 tuần mà vẫn không hề bị hư hay mất chất.

Tuy nhiên, bạn phải để trong nhiệt độ thích hợp, và nên gọt vỏ và bỏ ở nhiệt độ 1-4 độ C, đối với dừa còn nguyên vỏ nên để 8 độ C.

Nếu để ở ngoài nơi thoáng mát thì có thể trên một tuần vẫn không bị hư hại gì.

Vịt khìa nước dừa

Thịt vịt nên kết hợp với món ăn gì được?

Dưa chua

Trong dưa muối chứa nhiều axit, ăn chung với thịt vịt có thể bổ sung nhiều thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Là bài thuốc hiệu quả với những người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.

Cải thảo

Cải thảo là thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin C.

Trong thịt vịt lại chứa protein, chất béo và cholesterol khá phong phú. Khi ăn chung hai món này với nhau có thể thúc đẩy quá trình trao đổi cholesterol trong máu.

Kim ngân hoa

Theo Đông Y, thịt vịt có công dụng để tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc. Kim ngân hoa lại có tác dụng về da như giúp thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt. Do đó, nếu như kết hợp thịt vịt nấu với kim ngân hoa sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho làn da.

Vịt khìa nước dừa món ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Giờ đây bạn đã có thể tự tay chế biến cho cả nhà thưởng thức rồi vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe. Còn chần chờ gì nữa mà cùng nhau bắt tay vào bếp để trổ tài cho cả nhà thưởng thức. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để được cập nhật những thông tin bổ ích cho sức khỏe nhé.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

Nguồn: Tổng hợp

Vịt khìa nước dừa

Serves: 4
Cook time: 40 minutes
Level: 2

Ingredients

  • Thịt vịt 1 con
  • Dừa 1 trái
  • Gừng 1 củ
  • Rượu trắng 2 muỗng canh
  • Bột ngũ vị hương 1 bịch
  • Hoa hồi 2 cái
  • Thanh quế 1 miếng
  • Tiêu 1/2 muỗng cà phê
  • Rượu trắng 1 muỗng canh (Rượu ngũ gia bì)
  • Nước tương 1 muỗng canh
  • Nước mắm 1 muỗng canh
  • Muối 1 muỗng cà phê
  • Sả băm 1/2 muỗng canh
  • Ớt băm 1/2 muỗng canh
  • Đường trắng 1 muỗng canh
  • Dầu điều 1 muỗng cà phê
  • Tỏi 1 củ
  • Hành tím 1 củ

Instructions

Bước 1:

Đầu tiên gừng bạn đem cạo sạch vỏ, rửa sạch, sau đó đem đập dập, bằm nhỏ. Thịt vịt đem làm sạch, sử dụng muối, gừng đã đập dập ở trên xoa đều xung quanh miếng thịt, cho thêm chút rượu trắng vào cùng, bóp kỹ, sau đó bạn đem rửa thịt vịt cho thật sạch, hết mùi hôi. Chặt vịt làm 4 miếng lớn, còn đầu, cổ cánh, chân để riêng (nấu cháo hoặc khìa dừa luôn nếu thích).

Bước 2:

Hành, tỏi băm nhuyễn rồi trộn tất cả các gia vị nêu trên vào 1 cái thố, trộn đều cho các gia vị hòa tan vào nhau. Cho hỗn hợp nước sốt vào thịt vịt để ướp khoảng 2 giờ để thịt vịt ngấm gia vị.

Bước 3:

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo, dầu nóng già bạn hãy cho thịt vịt vào chiên cho săn thịt. Chú ý, bạn hãy gạt bỏ lại hành tỏi để khi chiên không bị cháy.

Bước 4:

Cho nước dừa vào rim trên lửa nhỏ, cho đến khi nước dừa cạn, ngấm đều vào thịt vịt rối tắt bếp.

Bước 5:

Lấy thịt vịt khìa nước dừa ra đem thái miếng vừa ăn, rồi sau đó xếp ra đĩa, có thể rưới chút nước sốt lên trên để món thịt được đậm đà. Những miếng thịt vịt chín mềm, thơm phức quyện cùng vị ngọt của nước dừa thực sự rất hấp dẫn, ăn rồi cứ muốn ăn mãi không thôi!

Exit mobile version