Site icon Medplus.vn

VÔI HÓA TÚI MẬT: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng medplus tìm hiểu thêm về tình trạng vôi hóa túi mật là như thế nào bạn đọc nhé!

1. Vôi hóa túi mật là gì?

Vôi hóa túi mật

Túi mật hóa vôi hay calci hóa là tình trạng đóng vôi trong các lớp của thành túi mật, với rất nhiều hạt hay đốm canxi rất nhỏ đóng lan tỏa và đều khắp các lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, các tuyến và xoang của thành túi mật. Túi mật sẽ trở nên dày và cứng hơn, mất dần khả năng co bóp và tổng đẩy dịch mật. Đây là một hình thái khác của viêm túi mật mãn tính và có liên kết nhiều với ung thư túi mật.

Có đến 30% số bệnh nhân khi được chẩn đoán túi mật sứ đã phát hiện ung thư túi mật, 70% còn lại có nguy cơ cao bị ung thư túi mật so với người bình thường. Bởi vậy, khi phát hiện có vôi hóa, bạn nên sớm phẫu thuật cắt bỏ túi mật để tránh nguy cơ ung thư.

2. Nguyên nhân vôi hóa túi mật là gì?

Có tới 90% các trường hợp vôi hóa túi mật có liên quan tới sỏi mật. Sỏi mật có kích thước như một hạt cát, thậm chí lớn như quả bóng golf được hình thành trong túi mật hoặc ống mật, làm cản trở dòng chảy bình thường của dịch mật gây tắc mật.

Tắc mật diễn ra lâu ngày gây nhiễm trùng tại chỗ và lây nhiễm cho toàn bộ túi mật, cuối cùng dẫn tới tình trạng viêm túi mật mãn tính. Theo thời gian, các đợt nhiễm trùng và viêm diễn ra; thành và niêm mạc túi mật dày lên, cứng lại; thành túi mật trở nên chắc, giòn và có màu phớt xanh do bị vôi hóa.

3. Triệu chứng vôi hóa túi mật là gì?

Bệnh nhân vôi hóa túi mật thường không có triệu chứng, chỉ tình cờ được phát hiện trên X-quang, siêu âm ổ bụng, hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).

Chụp cắt lớp vi tính có độ nhạy và khả năng phát hiện túi mật sứ cũng như biến chứng của nó là ung thư túi mật cao hơn nhiều so với chụp X quang ổ bụng thông thường.

Siêu âm là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán túi mật sứ vì nó dễ dàng phát hiện sự vôi hóa nằm ở thành túi mật; tuy nhiên, đôi khi siêu âm phát hiện nhầm túi mật sứ với sỏi canxi lớn trong túi mật và viêm túi mật khí thũng (viêm túi mật do thiếu máu cục bộ ở người bệnh tiểu đường đã bị biến chứng thần kinh).

4. Điều trị vôi hóa túi mật

Có đến 30% số bệnh nhân khi được chẩn đoán vôi hóa túi mật đã phát hiện ung thư túi mật, 70% còn lại có nguy cơ cao bị ung thư túi mật so với người bình thường. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật khi phát hiện có hiện tượng vôi hóa. Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng có thể khác nhau dựa vào hình ảnh của túi mật trên siêu âm và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.

Trên siêu âm, có 3 dạng khác nhau của thành túi mật bị vôi hóa:

Sau phẫu thuật, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải… do không còn túi mật. Đồng thời có nguy cơ bị tái phát sỏi trở lại ở những vị trí khác trong đường mật. 

Vì vậy bạn cần có chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, có thể kết hợp sử dụng các thảo dược giúp bảo vệ túi mật, ngăn ngừa sỏi tái phát như Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác… để tăng hiệu quả.

Điều trị vô hóa túi mật

ìm hiểu từ nguồn : Verywell Health

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Vôi hóa túi mật là như thế nào , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn được nhiều trong đời sống và hạnh phúc gia đình

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến sức khỏe:

Exit mobile version