Site icon Medplus.vn

Xa Tiền Tử | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Xa tiền tử, theo đông y có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh can, thận, bàng quang và phế. Tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, ngoài ra còn mát gan sáng mắt. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu xa tiền tử hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Xa Tiền Tử | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Bông mã đề; Cây mã đề; Cây vó ngựa; Xa tiền

Tên khoa học: Plantago major L.

Họ: Mã đề (Plantaginaceae)

Đặc điểm dược liệu

Xa tiền tử thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá hình thìa, có cuống dài, mọc thành hình hoa thị ở gốc, mép lá nguyên hoặc khía răng cưa thưa, gân lá hình cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn lá hoa nhỏ, mọc thành bông ở kẽ lá, cuống hoa dài. Quả hình hộp, chứa nhiều hạt hình đa giác, màu nâu bóng.

Bộ phận dùng

Xa tiền tử có ba bộ phận dùng làm thuốc là: Toàn cây trừ gốc rễ, lá và hạt. Thu hái cả cây, cắt bỏ rễ, phơi sấy khô.

Thu hái và chế biến

Thu hái: Thu hái lúc quả già

Chế biến: Rũ lấy hạt, phơi sấy khô, độ ẩm không quá 10%, hạt lép không quá 2%, chỉ số nở ít nhất là 5.

Phân bố

Xa tiền tử mọc hoang và được trồng khắp nơi trên đất nước ta.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Xa tiền tử có flavonoid là baicalein, scutellarein, ancubosid, một lacton là liliolid, chất nhầy, carotenoid, các vitamin C, K, tanin, acid oleanolic.

Xa tiền tử có chất nhầy, thành phần của chất nhầy có polysaccharid là plantasan; các acid hữu cơ, dầu béo. Cây Mã đề có glycosid tên là aucubin, men và emulsin.

Tính vị

Xa tiền tử có vị ngọt, tính hàn; qui kinh Thận Can Phế.

Quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Chưa có dữ liệu

Theo y học cổ truyền

Xa tiền tử có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, thảm thấp chỉ tả, thanh can minh mục, thanh phế hóa đàm, tăng thải trừ ure, acid uric, muối, giãn phế quản, kháng khuẩn, kháng viêm.

Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, phù thũng, tiểu tiện ra máu, viêm thận, viêm bàng quang, viêm phế quản, phế nhiệt, ho lâu ngày, đau mắt đỏ, lỵ. Ngoài ra còn dùng ngoài chữa mụn nhọt, sưng tấy.

Cách dùng và liều dùng

Lá mã đề dùng 1 5 – 20g/ngày, dạng thuốc sắc.

Sa tiền tử dùng 10 – 15g/ngày, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lấy lá, thân tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Trị viêm đường tiết niệu, đái rắt đái buốt

Bát chính tán, Xa tiền tử, Cù mạch, Biển súc mỗi loại 10g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 3g, Chi tử 10g, Mộc thông 10g, Đại hoàng 6g, Đăng tâm 2g, đem sắc nước uống.

Xa tiền tử 20g hoặc Xa tiền thảo 40g sắc uống hoặc phối hợp với Bạch linh, Trạch tả, Bạch truật đều 10g sắc uống.

Trị tiêu chảy

Xa tiền tử tán: Xa tiền tử, Bạch phục linh, Trư linh, Hương nhu, Đảng sâm đều 12g, Đăng tâm 2g, sắc uống.

Xa tiền tử 16g, Sơn tra 10g, sắc uống hoặc bột Xa tiền tử 3 – 6g uống với nước cháo đường.

Trị tiêu chảy trẻ em

Hoàng Đông Đô và cộng sự mỗi ngày dùng Xa tiền tử 30g bọc vải sắc nước gia đường vừa đủ cho uống.

Trị đau mắt sưng đỏ do can nhiệt

Xa tiền tử, Mật mông hoa, Thảo quyết minh, Bạch tật lê, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Khương hoạt, Cúc hoa lượng bằng nhau, tán bột mịn mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần với nước cơm.

Trị ho

Dùng cây Xa tiền tử mỗi ngày 40 – 100g sắc uống trị ho, phần lớn do viêm phế quản mạn. Có người dùng Xa tiền tử kết hợp Hoàng cầm, Ngư tinh thảo, Bối mẫu để thanh phế hóa đàm, trị ho do phế nhiệt, trường hợp phế âm hư phối hợp với Mạch môn, Sa sâm.

Trị ho tiêu đờm

Xa tiền thảo 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml đun sôi trong 30 phút chia 3 lần uống trong ngày.

Trị chứng huyết trắng, trùng roi âm đạo

Xa tiền tử, Hạ khô thảo, Tang ký sinh, Cúc hoa. Trị huyết áp cao, phối hợp với Sơn dược, Ý dĩ, Thương truật.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng xa tiền tử cần lưu ý: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

Xa Tiền Tử | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version