Site icon Medplus.vn

Xét nghiệm ALT là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Chỉ số ALT là một chỉ số về men gan, được sử dụng để đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Sự gia tăng bất thường của chỉ số này là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan.  Vậy cùng Medplus  đọc bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ các thắc mắc của người bệnh về ALT.

1. Chỉ số ALT là gì?

ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein. ALT có chỉ số bình thường < 40 UI/L, nồng độ ALT máu thường tăng khi gan bị tổn thương hoặc viêm như viêm gan do rượu hoặc xơ gan.

ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein

2. Chỉ số ALT tăng trong trường hợp nào?

Tăng cao (> 3000 UI/L) có thể gặp trong các trường hợp hoại tử tế bào gan như viêm gan virus cấp hoặc mạn tính; tổn thương gan do thuốc; độc chất, trụy mạch kéo dài.

Tăng vừa (< 300 UI/L) gặp trong viêm gan do rượu.

Tăng nhẹ (< 100 UI/L) có thể gặp trong viêm gan virus cấp, nhẹ và bệnh gan mạn tính khu trú hay lan tỏa (xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan); tình trạng tắc mật hoặc gan nhiễm mỡ. Đối với vàng da tắc mật, đặc biệt là sỏi ống mật chủ, ALT thường tăng < 500 UI/l.

Tuy nhiên, lượng ALT không chỉ xuất hiện ở gan mà còn có ở thận, tim và cơ bắp nên có nhiều trường hợp men gan này còn là dấu hiệu của các loại bệnh khác nữa.  Các nhà khoa học cho rằng khi chỉ số ALT tăng nguy cơ tử vong cũng sẽ tăng lên 21% và khi tăng hơn gấp đôi nguy cơ sẽ là 59%.

Chỉ số ALT xác định hiệu quả của việc điều trị bệnh lý gan

3. Tại sao chỉ số ALT lại quan trọng?

Cơ thể người sử dụng men gan ALT để phân huỷ thức ăn thành năng lượng. Tuy nhiên khi có tổn thương gan, lượng men gan ALT trong máu sẽ tăng.

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm ALT nếu bạn có dấu hiệu tổn thương gan như:

  1. Tình trạng đau hoặc sưng dạ dày
  2. Buồn nôn/ nôn
  3. Vàng da, vàng mắt
  4. Mệt mỏi nhiều
  5. Nước tiểu sẫm màu
  6. Phân có màu sáng
  7. Ngứa da

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm này trong các trường hợp sau:

  1. Người bệnh đã tiếp xúc với vi-rút viêm gan
  2. Người bệnh uống nhiều đồ uống có cồn
  3. Gia đình có thành viên với tiền sử bị bệnh gan
  4. Uống thuốc có tác dụng phụ gây nên các bệnh lý về gan

Xét nghiệm ALT có thể được thực hiện trong xét nghiệm máu thông thường hoặc có thể được dùng để xác định độ hiệu quả của việc điều trị bệnh lý gan.

4. Kết quả xét nghiệm ALT

Kết quả xét nghiệm ALT bình thường có thể dao động từ 7 đến 55 đơn vị mỗi lít. Chỉ số ALT thường cao hơn ở nam giới.

Các nguyên nhân có thể làm tăng nhẹ chỉ số ALT:

  1. Lạm dụng đồ uống có cồn
  2. Xơ gan
  3. Bệnh bạch cầu đơn nhân
  4. Các loại thuốc statin, aspirin và một số thuốc trợ ngủ

Các nguyên nhân có thể làm tăng vừa chỉ số ALT:

  1. Bệnh gan mãn tính
  2. Lạm dụng đồ uống có cồn
  3. Xơ gan
  4. Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)
  5. Đau tim hoặc suy tim
  6. Tổn thương thận
  7. Chấn thương cơ
  8. Tổn thương tế bào hồng cầu
  9. Sốc nhiệt
  10. Thừa Vitamin A

Chỉ số ALT cao có thể được gây nên bởi:

  1. Viêm gan siêu vi cấp
  2. Quá liều thuốc của một số thuốc như acetaminophen
  3. Ung thư gan
  4. Sốc nhiễm khuẩn

5. Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm ALT chức năng gan

Xét nghiệm ALT sẽ thường được thực hiện cùng các xét nghiệm chức năng gan khác như:

  • Xét nghiệm Albumin
  • Xét nghiệm Photphatase kiềm
  • Xét nghiệm Bilirubin
  • Xét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH)
  • Xét nghiệm định lượng protein toàn phần

6. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm ALT

Các chất có trong thực phẩm và thuốc có thể làm ảnh hưởng dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm ALT nói riêng và các xét nghiệm chức năng gan khác nói chung. Vì vậy người bệnh cần lưu ý chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm ALT như:

  • Nên xét nghiệm vào buổi sáng, nhịn ăn trước 4-6 giờ đồng hồ
  • Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thuốc bổ đang dung (nếu có) để có tư vấn chính xác từ bác sĩ.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version