Site icon Medplus.vn

Xét nghiệm BUN: Công thức tính và kết quả xét nghiệm phản ánh điều gì?

Xét nghiệm BUN

Xét nghiệm BUN

Xét nghiệm BUN là xét nghiệm đo lượng urea nitrogen một sản phẩm chuyển hoá của protein trong máu. Xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động chức năng của gan, thận. Vậy xét nghiệm BUN là gì? Công thức tính có gì đặc biệt? Kết quả xét nghiệm phản ánh điều gì?…Tất cả nhưng thắc mắc đó sẽ được  Medplus giải đáp ngay ở bài viết bên dưới đây nhé!!

Bạn đọc hãy cùng Songkhoe.medplus.vn xem thông tin chi tiết dưới đây nhé!

Ngoài ra, bạn có thể xem các bài viên liên quan khác như sau:

Xét nghiệm BUN là gì?

BUN là chữ viết tắt của Blood Urea Nitrogen, có nghĩa là lượng nitơ có trong ure. Một số nơi còn gọi xét nghiệm BUN bằng cái tên xét nghiệm ure máu. Tuy nhiên xét nghiệm BUN chỉ đo lường lượng nitơ có trong ure (urea nitrogen) chứ không phải toàn bộ phân tử ure trong máu.

Xét nghiệm BUN kiểm tra đo lượng nitơ urê trong máu. Gan sản xuất amoniac – trong đó có chứa nitơ – sau khi nó phá vỡ các protein được sử dụng bởi các tế bào của cơ thể. Nitơ kết hợp với các yếu tố khác, chẳng hạn như carbon, hydro và oxy, hình thành urê, là một sản phẩm chất thải hóa chất. Urê đi từ gan thận qua đường máu. Thận khoẻ mạnh lọc urê và các sản phẩm phế thải khác từ máu. Các sản phẩm chất thải lọc rời khỏi cơ thể trong nước tiểu.

Xét nghiệm BUN

Xét nghiệm BUN định lượng nồng độ Ure Nitrogen trong máu giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của gan và thận. Nếu nồng độ Ure cao thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo gan và thận đang gặp vấn đề bệnh lý, rối loạn chức năng,…

Công thức tính xét nghiệm BUN

Xét nghiệm BUN được tiến hành phổ biến ở một vài quốc gia như Hoa Kỳ, Mexico, Áo và Đức. Các nước còn lại thường dùng xét nghiệm ure chứ không định lượng BUN, trong đó có Việt Nam.

Các phương pháp xét nghiệm hiện nay đều cho kết quả Ure tổng thể trong máu, chứ không đo riêng nồng độ Ure Nitrogen, vì thế có thể chuyển đổi từ BUN sang Ure theo công thức sau:

Xét nghiệm BUN được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm BUN được thực hiện trong một số trường hợp như sau:

Ở những người có nguy cơ mắc các bệnh lý về thận cao, khi xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Ure Nitrogen, bác sỹ sẽ kiểm tra đồng thời nồng độ Creatine. Creatine là chất hóa học thoái hóa từ chuyển hóa của cơ, được vận chuyển trong máu đến thận. Kết hợp với kết quả BUN, nồng độ Creatine cao cũng là dấu hiệu tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận.

Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể dựa vào xét nghiệm mẫu máu, tính tỉ suất ước tính độ lọc cầu thận (eGFR) để đánh giá khả năng loại bỏ chất thải từ máu của thận.

Kết quả xét nghiệm BUN phản ánh điều gì?

Xét nghiệm BUN có giá trị bình thường

Kết quả của BUN được có thể được đo bằng đơn vị mg/dL (tại Mỹ) lẫn mmol/L (quốc tế). Nhìn chung, khoảng giá trị nitơ urê máu bình thường là:

Tuy nhiên phạm vi trung bình cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tham chiếu được áp dụng tại các phòng thí nghiệm và độ tuổi của người làm xét nghiệm. Cụ thể, nồng độ urea nitrogen có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì vậy chỉ số này ở trẻ em sẽ thấp hơn giá trị bình thường.

Chỉ số BUN tăng

Nồng độ urea nitrogen cao là dấu hiệu cho thấy thận hoạt động không tốt. Đặc biệt nếu kết quả trên 50 mg / dL (17,85 mmol / L) thì có thể cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về thận như:

Chỉ số BUN thấp hơn mức bình thường

Kết quả xét nghiệm thấp hơn mức độ nitơ urê máu bình thường có thể là dấu hiệu của tổn thương gan hoặc gây ra do chế độ ăn uống. Cụ thể:

Nồng độ Ure Nitrogen có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì thế ở trẻ em, nồng độ sẽ thấp hơn bình thường.

Kết luận

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm BUN cũng như tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác để xác định rõ gan hay thận gặp vấn đề bất thường và bất thường như thế nào, để từ đó đưa ra hướng điều trị hợp lý.

Như vậy, Medplus.vn vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và hữu ích về Xét nghiệm BUN . Hãy lươn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác từ Songkhoe.meplus.vn mỗi ngày bạn nhé!!!

Exit mobile version