Site icon Medplus.vn

Xét nghiệm CEA là gì? Các triệu chứng và cách phòng tránh bạn nên biết

CEA là một kháng nguyên có ở tế bào ruột của thai nhi và khi trưởng thành thì chỉ còn nồng độ rất thấp ở trong máu. Khi bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư tế bào biểu mô thì nồng độ CEA tăng lên. Các ung thư khác như đại trực tràng, dạ dày, phổi, tuyến tụy…Có thể tăng CEA. Sau đây, Medplus sẽ cung cấp cho bạn đọc cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này!
Xét nghiệm CEA
Xét nghiệm CEA

CEA là gì?

CEA – Carcinogembryonic antigen là một glycoprotein được phát hiện lần đầu bởi Gold và Freeman năm 1965.
Ở người lớn, CEA bình thường được tìm thấy với một hàm lượng rất nhỏ trong máu và xu hướng tăng cao khi bị các bệnh lý ác tính. CEA được sản xuất bởi:
+ Biểu mô phôi và thai, nồng độ chất này tăng lên trong thời gian có thai với nồng độ đỉnh cao ở tuần thai 22, rồi giảm dần đạt tới giá trị bình thường ở tuần thứ 40.
+ Các tế bào ruột (biểu mô tuyến, nhất là niêm mạc đường tiêu hoá): với một lượng nhỏ, CEA được các tế bào Kupffer của gan thanh thải.

Xét nghiệm CEA là gì?

Xét nghiệm CEA dùng để đo hàm lượng của protein này trong máu của những người mắc phải một số căn bệnh ung thư nhất định. Đặc biệt là ung thư ruột già (ung thư đại tràng và trực tràng). Nó cũng có thể xuất hiện ở những người bị ung thư tuyến tụy, ung thư vú, buồng trứng, hoặc phổi.

Kháng nguyên CEA thường được tạo ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Việc sản xuất CEA dừng lại trước khi sinh. Và nó thường không hiện diện trong máu của những người trưởng thành khỏe mạnh.

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng CEA trong máu trên lâm sàng

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng CEA

– Theo dõi hiệu quả điều trị, tiên lượng và đánh giá tái phát ung thư đại trực tràng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã được chẩn đoán. Ngoài ra, nồng độ CEA cũng tăng trong nhiều loại ung thư khác như phổi, vú, đường tiết niệu,…
– Trong ung thư đại trực tràng, xét nghiệm CEA trước điều trị giúp tiên lượng, xác định giai đoạn phát triển của bệnh. Thông qua sự tăng một cách ổn định nồng độ CEA từ 5-10 lần ở bệnh nhân. Đặc biệt là đánh giá mức độ di căn trong suốt quá trình điều trị và diễn biến bệnh.

Xét nghiệm CEA để làm gì?

Xét nghiệm CEA thường được sử dụng để:

  • Đối với một vài loại ung thư, nó có thể dùng để kiểm tra mức độ lan rộng của khối u, đặc biệt là ung thư đại tràng.
  • Kiểm tra hiệu quả điều trị ung thư đại tràng.
  • Mức CEA đo trước và sau khi phẫu thuật có thể dùng để đánh giá ca phẫu thuật có thành công hay không và khả năng hồi phục của bệnh nhân.
  • Mức CEA có thể được đo khi thực hiện hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Điều này sẽ cho ta biết việc điều trị đã có kết quả tốt tới mức nào.
  • Kiểm tra xem ung thư có tái phát sau khi điều trị hay không.

Những điều cần biết trước khi thực hiện xét nghiệm CEA?

Những người hút thuốc lá thường có mức độ CEA cao hơn so với người không hút thuốc.

Mức độ CEA tăng có thể do một số bệnh khác không liên quan đến ung thư. Chẳng hạn như viêm, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, u trực tràng,…

Đa số các bệnh ung thư không sản xuất ra protein này, vì vậy lượng CEA của bạn có thể bình thường ngay cả khi bạn bị ung thư.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version