Site icon Medplus.vn

Xét nghiệm đường huyết năm 2020: Các triệu chứng và mức độ của bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết (blood sugar) là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường. Vậy bị tiểu đường nên xét nghiệm gì? Cùng Medplus tìm hiểu xem người Xét nghiệm đường huyết nên làm gì và tránh làm gì qua bài viết bên dưới đây ngay nhé!

Chỉ số đường huyết

1. Xét nghiệm đường huyết là gì?

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm dùng để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết bình thường được đánh giá là an toàn cần đảm bảo:

  • Từ 90-130 mg/dl (5,0-7,2 mmol/l) đối với đường huyết khi đói
  • Thấp hơn 180 mg/dl ( 10 mmol/l) sau khi ăn
  • Từ 110-150 mg/dl (6-8,3 mmol/l) trước lúc đi ngủ

Chỉ số glucose thể hiện qua xét nghiệm đường huyết lúc đói sẽ chịu sự ảnh hưởng của Insulin là một loại hormon tiết ra bởi tuyến tụy và giải phóng vào máu khi nồng độ glucose tăng cao. Vì một nguyên nhân nào đó mà cơ thể không tiết đủ insulin hoặc insulin không hoạt động đúng sẽ khiến lượng đường máu tăng lên không kiểm soát trong thời gian dài có thể gây tổn hại tới mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu.

Xét nghiệm đường máu trong cơ thể

2. Tổng quan về chỉ số đường huyết

Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cũng là nguyên liệu quan trọng, cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Chỉ số đường huyết bình thường được y học đánh giá là an toàn phải đảm bảo:

–  Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).

– Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).

– Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

3. Xác định chỉ số đường huyết chẩn đoán bệnh tiểu đường

Để xác định mình có bị tiểu đường hay không, bạn hãy tự kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hoặc sau ăn dựa trên bảng chỉ số đường huyết lúc bình thường và nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết lúc đói nên được thực hiện vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72-108 mg/dl). Khi chỉ số này vượt quá 7mmol/l nghĩa là bạn có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường.

Sau khi ăn 2 tiếng, bạn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:

– Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn

– Từ 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường

– Nếu > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết để biết mức đường huyết thấp, cao hay mức có thể chấp nhận được, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể và cho lời khuyên chính xác.

Để chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất, bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% là bình thường và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.

4. Các loại xét nghiệm đường huyết

Trong thực tế, có nhiều loại xét nghiệm đường huyết khác nhau để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị gồm có:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
  • Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn: Được tiến hành đúng 2 tiếng sau khi ăn. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán mà là xét nghiệm để kiểm tra xem người bị tiểu đường có dùng đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với bữa ăn hay không
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm có thể được tiến hành vài lần trong ngày và được cho là bất thường nếu có sự biến động lớn giữa các kết quả xét nghiệm trong ngày
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Đây là xét nghiệm dùng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường và cả đái tháo đường thai kỳ. Máu sẽ được lấy sau khi người bệnh uống chất lỏng chứa glucose
  • Xét nghiệm HbA1c máu: Đây là xét nghiệm xác định lượng glucose kết hợp với hồng cầu có thể được dùng để chẩn đoán tiểu đường hoặc kiểm tra xem bệnh có được kiểm soát tốt hay không
Xét nghiệm HbA1c máu

5. Xét nghiệm đường huyết lúc đói đối với bệnh tiểu đường

Kết quả của xét nghiệm lúc đói có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Người tham gia xét nghiệm bình thường nếu đường huyết dưới 6.0 mmol/l
  • Người tham gia có rối loạn đường huyết lúc đói sẽ có chỉ số đường huyết từ 6.1- 6.9 mmol/l
  • Người tham gia mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số xét nghiệm lớn hơn 7.0 mmol/l

6. Chuẩn bị cho các xét nghiệm đường huyết như thế nào?

Xét nghiệm đường huyết được chia làm 2 dạng là xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm bất kỳ

Đối với xét nghiệm lúc đói bệnh nhân cần nhịn ăn và uống trong vòng 8 tiếng trước xét nghiệm, chỉ được uống nước lọc. Để tránh phải nhịn đói cả ngày thì bệnh nhân nên xét nghiệm vào buổi sáng. Đối với xét nghiệm bất kỳ thì bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì.

Đối với cả hai loại xét nghiệm thì chỉ số đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như:

  • Stress do phẫu thuật, chấn thương, đột quỵ hoặc đau tim
  • Uống đồ uống có cồn, hút thuốc, uống nhiều caffeine
  • Một số thuốc ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu
Exit mobile version