Site icon Medplus.vn

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào tốt nhất và các loại xét nghiệm khác

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh không mẹ bầu nào mong muốn xảy ra vì những biến chứng xấu mà nó mang đến. Vậy nên việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Sau đây, Medplus sẽ cung cấp cho bạn đọc cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này!

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi khả năng dung nạp đường huyết bị rối loạn dẫn đến lượng đường huyết tăng cao quá mức quy định trong thời gian mang thai, bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê, chế độ ăn không cân đối khiến 2-5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.

Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn trong khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng các rủi ro có thể giảm trong điều kiện được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Tầm quan trọng của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tầm quan trọng của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Các bác sĩ sản khoa cho rằng, tiểu đường thai kỳ đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với sức khỏe thai phụ. Trong khi các mẹ bầu vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thì căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nếu không được điều trị sớm, tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh lý ở thai phụ và dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, vàng da, dị tật… Thậm chí, tiểu đường thai kỳ còn khiến trẻ bị béo phì, suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa trong những năm tháng đầu đời.

Thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ. Thời điểm thực hiện xét nghiệm vào khoảng tuần từ 24 đến 28 hoặc sớm hơn nếu người phụ nữ có nguy cơ cao.

Trong khi đó, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra mức độ phát triển của bệnh ít nhất 3 năm một lần.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm hai bước: thử glucose + dung nạp glucose

Có đến gần 5% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường vì chế độ dinh dưỡng không cân đối. Tuần thai thứ 22-24 là thời điểm mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose đầu tiên để sàng lọc các nguy cơ.

Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose.

Tuy nhiên kết quả thử glucose dương tính, chưa thể kết luận được bạn có mắc tiểu đường hay không. Chỉ khoảng 30% phụ nữ có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thực sự bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chắc chắn.

Ở bữa ăn cuối cùng trước khi xét nghiệm, mẹ bầu nên ăn muộn vì phải nhịn ăn buổi sáng. Để được kết quả xét nghiệm mới cho kết quả chính xác. Khi xét nghiệm, mẹ bầu phải uống hết một dung dịch ngọt chứa 100g glucose trong 3 giờ. Sau đó một giờ, các bác sĩ trích máu từ ngón tay. Để có thể kiểm tra đường huyết và xác định cách cơ thể bạn chuyển hóa đường.

Giá trị đường huyết bất thường sau khi uống dung dịch 100g glucose trong vòng 3 giờ được căn cứ như sau:

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị tiểu đường, nhưng trong một vài trường hợp, nguy cơ nếu:

Nếu có bất kỳ trường hợp nào trong danh sách trên thì mẹ bầu nên đề nghị được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ngay.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version