Site icon Medplus.vn

Xét nghiệm viêm gan B: Các dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Xét nghiệm viêm gan B là phương pháp hữu hiệu trong chẩn đoán bệnh viêm gan từ đó bác sĩ có hướng điều trị phù hợp. Sau đây, Medplus sẽ cung cấp cho bạn đọc cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này!
Khi nào bạn nên xét nghiệm viêm gan B
Khi nào bạn nên xét nghiệm viêm gan B

Xét nghiệm viêm gan B là gì?

Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là xét nghiệm đo nồng độ những chất khác nhau trong máu để xem thử bạn có đang bị nhiễm viêm gan B hay đã từng nhiễm nó trước đây hay không. Cụ thể hơn, xét nghiệm sẽ đo nồng độ của những chất sau đây:

  • Kháng nguyên: là những chất nằm trên hay nằm trong virus hay vi khuẩn. Sự có mặt của kháng nguyên HBV đồng nghĩa với việc có virus trong cơ thể.
  • Kháng thể: là protein tạo ra từ cơ thể để chống chọi lại sự nhiễm bệnh. Sự có mặt của kháng thể HBV đồng nghĩa với việc bạn đã từng nhiễm virus vào trong người. Khi xuất hiện kháng thể, điều này có hai ý nghĩa, một là có thể bạn đang bị nhiễm, hai là có thể bạn đã từng nhiễm bệnh và giờ đã khỏi hoàn toàn.
  • ADN của virus viêm gan B: cho thấy số lượng virus viêm gan B có mặt trong cơ thể. Lượng ADN sẽ giúp xác định sự nhiễm bệnh này có nghiêm trọng tới mức nào và bạn có dễ lây bệnh cho người khác hay không.

Chúng ta phải xác định loại virus viêm gan nào gây ra sự nhiễm bệnh để ngăn ngừa sự lây lan cũng như chọn phương pháp điều trị kịp thời.

Virus viêm gan B

Khi nào bạn nên xét nghiệm viêm gan B?

Xét nghiệm viêm gan B được yêu cầu thực hiện khi:

  • Bạn có những dấu hiệu và triệu chứng liên quan tới viêm gan cấp tính, xét nghiệm sẽ được thực hiện để xem nguyên nhân có phải là do viêm gan B không.
  • Tầm soát những người có nguy cơ cao bị bệnh như là bác sĩ, nha sĩ, y tá.
  • Tầm soát xem thử người hiến máu có bệnh này không để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
  • Đối với người đã tiêm vắc xin, xét nghiệm sẽ xác định bạn đã có kháng thể chưa và vắc xin đã có tác dụng hay chưa.
  • Theo dõi điều trị có hiệu quả ở những người đã bị mắc bệnh.

Bạn nên biết những gì trước khi xét nghiệm viêm gan B?

Viêm gan D (HDV) là một loại virus khác gây ra viêm gan, nhưng loại virus này chỉ xuất hiện khi bạn đang nhiễm viêm gan B. Một người có thể bị lây nhiễm 2 virus cùng một lúc (đồng nhiễm) hay bị nhiễm viêm gan B trước và sau đó tới viêm gan D (bội nhiễm). Ở Mỹ, số ca hiện mắc HDV chiếm số lượng thấp. Chưa có vắc xin phòng ngừa HDV, nhưng do nó chỉ lây nhiễm khi HBV có mặt, nó có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin HBV.

Xét nghiệm này thường không nguy hiểm nhưng sau quá trình lấy máu có thể có một số biến chứng như:

  • Chỗ chọc kim xuất hiện vết bầm máu. Bạn có thể làm giảm vết bầm bằng cách đè bông gạc lên chỗ chọc kim.
  • Tĩnh mạch có thể bị sưng phồng lên nhưng bạn chỉ cần chườm ấm vài ngày thì nó sẽ hết sưng.
  • Chảy máu không thể cầm lại được, có thể là bạn bị bệnh máu khó đông hoặc là do bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, hãy thông báo với bác sĩ ngay để bác sĩ có cách điều trị cho bạn.

Trước khi tiến hành xét nghiệm HBV, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào

Lưu ý giúp xét nghiệm viêm gan B cho kết quả chính xác

Những yêu cầu trước khi xét nghiệm được đề cập từ bác sĩ cần được thực hiện đúng. Điều này nhằm đảm bảo mang lại kết quả xét nghiệm viêm gan chính xác nhất. Một số lời khuyên được đưa ra để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm viêm gan là:

  • Nên thực hiện các xét nghiệm vào buổi sáng do đây là thời điểm máu nguyên chất nhất, điều này sẽ đưa ra kết quả tốt nhất.
  • Người bệnh sau khi xét nghiệm buổi sáng có thể lấy kết quả trong ngày. Trong trường hợp xét nghiệm buổi chiều có thể bạn phải chờ lấy kết quả xét nghiệm vào ngày hôm sau.
  • Người bệnh tuyệt đối không uống rượu, bia, các đồ uống có cồn hay sử dụng chất kích thích, thức uống có ga, dùng thuốc trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng.
  • Nên tìm hiểu các địa chỉ xét nghiệm uy tín, có đủ hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và chuyên môn cao trong lĩnh vực thăm khám và điều trị bệnh liên quan đến gan.
Xét nghiệm viêm gan B là gì

Các dấu hiệu nên đi xét nghiệm viêm gan B?

  • Sốt: Sốt cao là biểu hiện đầu của bệnh viêm gan B cấp tính. Thông thường cơn sốt có thể diễn biến từ nhẹ thế nặng.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Ở những người bệnh viêm gan B giai đoạn đầu thường có cảm giác mệt mỏi và mất khẩu vị trong ăn uống, chán ăn, sụt cân.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chức năng gan cũng tham gia vào hoạt động tiêu hóa. Vì thế, người bệnh có thể cảm nhận tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng. Bệnh nhân viêm gan B kèm theo ứ mật nặng thì phân sẽ bị bạc màu.
  • Nước tiểu vàng: là dấu hiệu nhận biết viêm gan B khá rõ rệt, có nhiều bệnh nhân. Thường chỉ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi và nước tiểu có màu vàng khi mắc bệnh giai đoạn đầu.
  • Vàng da: Mặc dù vàng da là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm gan B. Tuy nhiên nếu bạn đã nhận thấy biểu hiện này thì có thể bệnh lý đã đến mức nghiêm trọng.
  • Đau tức vùng gan: Nếu như người bệnh có biểu hiện đau tức vùng bụng trên bên phải. Điều này có thể là dấu hiệu nghi ngờ của viêm gan B.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version