Bị chấn thương ở mắt là bị gì?
Tổn thương ở mắt có thể dao động từ rất nhỏ đến những thảm họa nghiêm trọng, các chấn thương này có thể xảy ra ở nhà, nơi làm việc, tai nạn hoặc khi tham gia các môn thể thao.
Những triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương mắt
1. Tiếp xúc với hóa chất
Dấu hiệu phổ biến nhất là bỏng hoặc rát dữ dội, mắt có thể đỏ, nước mắt chảy và mí mắt sưng tấy.
2. Trầy xước giác mác
Đau, cảm giác cộm, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
3. Xuất huyết dưới kết mạc (chảy máu)
Mắt có một vài đốm máu đỏ trên củng mạc (phần lòng trắng của mắt), tầm nhìn không bị ảnh hưởng, không gây đau.
4. Viêm mống mắt
Dấu hiệu thường nhạy cảm và đau với ánh sáng, đôi khi chảy nước mắt nhiều.
5. Vỡ sàn ổ mắt
Đau nhất là khi chuyển động mắt, thường xảy ra bầm tím và sưng quanh mắt
6. Xuất huyết tiền phòng
Đau và mờ mắt là triệu chứng chủ yếu của tình trạng này
7. Rách kết mạc
Triệu chứng gồm mẩn đỏ, đau và cảm giác cộm trong mắt
8. Các vết cắt ở củng mạc và giác mạc
Thường bị đau và làm giảm tầm nhìn
9. Chấn thương gây ra bởi ánh sáng
- Bệnh võng mạc do mặt trời: giảm thị lực do bị mờ một vùng nhỏ ở trung tâm
- Viêm giác mạc do tia cực tím: đau, đỏ mắt, nhạy cảm ánh sáng và thấy khó chịu. Triệu chứng thường xuất hiện sau 4 giờ khi tiếp xúc với tia cực tím
10. Dị vật
- Trong mắt: giảm thị lực và bị đau mắt, nếu các dị vật nhỏ ở góc cao của mắt thì có thể không triệu chứng gì
- Trong ổ mắt: đau, giảm tầm nhìn, đôi khi thường xuất hiện sau khi bị chấn thương từ vài giờ cho tới vài ngày. Hay đôi khi cũng không có triệu chứng
- Trên giác mạc: mờ mắt, chảy nước mắt, cảm giác như đang có gì ở trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng. Nếu vật thể lạ đó là kim loại, với vét gỉ sét vẫn có thể tìm thấy.
Xử lý đúng cách tại nhà khi bị chấn thương ở vùng mắt
Ngay từ ban đầu, nếu xử lý các vết chấn thương ở mắt đúng cách sẽ làm giảm đi sự nghiêm trọng của mắt, làm cho việc xử lý tiếp theo thuận lợi, góp phần phục hồi mắt về sau tốt hơn.
Trường hợp là những chấn thương phần phụ ở vùng mắt như: lệ đạo, hốc mắt, mí mắt:
- Chấn thương đụng dập: sưng phù, bầm máu mi mắt, tụ máu quanh hốc mắt thì nên sử dụng băng che mắt sau đó đến các cơ sở gần nhất để khám và điều trị
- Chấn thương xuyên thủng chảy máu và rách, nên cầm máu ngay thì có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng. Tra kháng sinh, băng mắt rồi đến ngay cơ sở y tế để khâu mắt lại
Trường hợp chấn thương ở trong mắt: kết mạc – lòng trắng, giác mạc – lòng đen
- Dị vật kết giác mạc: tránh dụi mắt, hãy chớp mắt vào một ly nước sạch để đẩy dị vật ra ngoài, nếu không lấy ra được nên đến cơ sở y tế
- Vết thương xuyên thủng kèm dịch nhầy nhớt có lẫn máu: không rửa mắt bằng nước đồng thời tuyệt đối không tự ý được lấy mà chuyển ngay đến cơ sở y tế để xử lý
Trường hợp bỏng mắt
- Dù bất kì nguyên nhân nào, đều cần phải rửa mắt ngay tại chỗ bằng các loại nước sạch, rửa càng nhiều càng tốt.
- Ngoại trừ trường hợp, bị bỏng bằng vôi sống cần phải lấy hết vôi ra trước khi rửa mắt vì chúng sẽ phản ứng với nước (sôi lên) gây bỏng hơn. Ngay lập tức, băng mắt lại và chuyển đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
Lưu ý quan trọng khi băng mắt không nên ép chặt mà cần phải nhẹ nhàng, nếu không phần hội nhãn sẽ phòi ra hết.
Giảm thiểu diễn tiến trong chấn thương vùng mắt như thế nào?
Chấn thương mắt là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Vì thế để hạn chế phần nào diễn tiến của bệnh, bạn nên:
- Giữ đầu cao để giảm sưng
- Uống thuốc giảm đau không cần toa, ví dụ như: acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin để giảm đau. Không uống aspirin nếu bạn dưới 20 tuổi trừ khi do bác sĩ kê toa.
- Không sử dụng gói hóa chất để đắp cho vùng mắt
- Giảm sưng quanh mắt, nên dùng túi lạnh hay chườm đá trong 15 phút, từ 3- 4 lần/ ngày nhưng trong 48h đầu tiên sau khi bị chấn thương.
- Nếu có một vết cắt trên mí mắt, nên dùng vải sạch hoặc băng vô trùng để bảo vệ tốt cho vùng mắt. Không nên dùng băng bông mịn.
Chấn thương mắt là mối đe dọa nguy hiểm đối với thị lực vì thế cần phải điều trị đúng cách và kịp thời, đặc biệt là phải biết những cách xử lý trong trường hợp ở nhà trước khi tới các cơ sở y tế. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cũng như kết quả khác nhau, vì thế cần phải cẩn thận chú ý cho đôi mắt trong mọi hoạt động thường ngày.
Bạn có thể tham khảo thêm, như: Làm gì khi bị chấn thương vùng mắt?, Chấn thương mắt gây nguy hiểm cho con người.