Site icon Medplus.vn

Xuyên Khung – 15 + Bài thuốc trị bệnh hiệu quả | Bạn có biết ?

xuyen-khung-15-bai-thuoc-tri-benh-hieu-qua-ban-co-biet

xuyen-khung-15-bai-thuoc-tri-benh-hieu-qua-ban-co-biet

Xuyên Khung luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

xuyen-khung-15-bai-thuoc-tri-benh-hieu-qua-ban-co-biet

Tên tiếng Việt: Xuyên Khung, Dược cần, khung cùng, mã hàm cung, phủ khung, tây khung, hương thảo, xà ty thảo, giải mạc gia.

Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch.

Họ: Hoa tán – Umbelliferae (Apiaceae)

1. Đặc điểm thực vật

2. Bộ phận dùng

Củ (thân rễ) phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Rhizoma ligustici Wallichi). Lựa củ to, vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt.

3. Phân bố

Cây xuyên khung thường mọc trên các khu vực sườn đồi râm mát trong các khu rừng có độ cao khoảng 1.500-3.700 m so với mực nước biển. Đây là cây bản địa của Trung Quốc, chủ yếu được trồng ở Tây Bắc Vân Nam. Các giống xuyên khung được trồng tại Việt Nam, Ấn Độ hay Nepal là loài di thực.

Ở nước ta, thảo dược này được tìm thấy ở các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Hưng Yên hay Tam Đảo dạng mọc hoang hoặc được trồng đều có.

4. Thu hái – sơ chế

Cây trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch.

Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).

Ngâm nước rồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặcngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặcbào mỏng 1-2 mm, phơi hoặcsấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặcphơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

5. Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trong Xuyên khung có:

Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy. Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ. Một chất trung tính có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471).

Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide, 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033).

2. Tính vị và Quy Kinh

Xuyên khung vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ấm.

Quy kinh Can, Đởm, Tỳ, Tam Tiêu.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục).

Điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Nghiên cứu cho thấy xuyên khung có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, vi khuẩn tả hay Shigella sonnei. Điều này cho thấy dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng sinh.

Đối với hệ thần kinh, có tác dụng an thần, gây ngủ khi thử nghiệm trên chuột. Ở hệ tim mạch, dược liệu này có tác dụng làm tăng co bóp hoặc giảm nhịp tim ở ếch, cóc, kích thích lưu thông tuần hoàn máu não và làm hạ huyết áp kéo dài do tác dụng của chất Ancaloid.

Ngoài ra xuyên khung còn thể hiện khả năng chống đông máu, làm ngưng tập tiểu cầu và ức chế co bóp tử cung.

4. Công Dụng

Chủ trị: đau nhức (đầu, bụng, khớp, liên sườn, hông… ) do phong hàn, phụ nữ huyết bị bế kinh, trị chảy máu chân răng, mụn nhọt…

5. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng đơn độc dược liệu hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Sắc lấy nước uống.

Liều dùng: 4 – 8g xuyên khung.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

xuyen-khung-15-bai-thuoc-tri-benh-hieu-qua-ban-co-biet

1. Trị phụ nữ có thai trong bụng đau:

Khung cùng 80g, A giao 80g, Cam thảo 80g, Ngải diệp 120g, Đương quy 120g, Thược dược 160g, Can địa hoàng 240g. Sắc uống. (Giao Ngải Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

2. Trị thai khí bị tổn thương làm thai động không yên hoặc thai chết trong bụng:

Dùng Khung cùng, tán bột, uống với rượu hoặc dùng Xuyên khung, Quy vĩ, Quế tâm, Ngưu tất (Thiên Kim phương).

3. Trị băng trung, hạ huyết, tân dịch không cầm:

Xuyên khung, Tục đoạn, Thục địa, Bạch giao, Đỗ trọng, Sơn thù, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Toan táo nhân (Thánh Huệ phương).

4. Trị tửu tích, hông sườn trướng, ói mửa, bụng có nước:

Xuyên khung, Tam lăng đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nướcsắc Thông bạch (Thánh Tế Tổng Lục).

5. Trị cơ thể và các khớp đau nhức:

Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 4g, Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Xuyên Khung Trà Điều Tán – Cục phương).

6. Trị khí hư, đầu đau:

Xuyên khung tán bột. Mồi lần uống 8g (Tập Giản phương).

7. Trị khí quyết, đầu đau, phụ nữ khí thịnh đầu đau, sản hậu đầu đau:

Xuyên khung, Thiên thai ô dược. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà

8. Trị phong nhiệt đầu đau:

Xuyên khung 4g, Trà diệp 8g. Sắc uống nóng (Giản Tiện phương).

9. Trị đầu phong, hóa đờm:

Xuyên khung thái nhỏ, sấy khô, tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 4-6g với nướctrà (Kinh Nghiệm Hậu phương).

10. Trị nửa đầu đau do phong:

Xuyên khung, tung bột, ngâm rượu, uống (Đẩu Môn phương).

11. Trị phong nhiệt bốc lên, đầu váng, mắt hoa,ngực không thông:

Xuyên khung, Hòe tử đều 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g với nước trà (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).

12. Trị đầu phong, chóng mặt, giữa đầu đau, mồ hôi nhiều, sợ gió, ngực có đàm ẩm:

Xuyên khung 640g, Thiên ma 160g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nướctrà (Xuyên Khung Hoàn – Tuyên Minh Luận).

13. Ngực đau:

Xuyên khung 1 củ lớn, tán bột, sấy với rượu, uống. Bệnh 1 năm dùng 1 củ, 2 năm dùng 2 củ (Tập Nghiệm phương).

14. Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, mắt nhắm, thái dương đau, mắt sưng đỏ:

Xuyên khung, Bạc hà, Phác tiêu đều 8g, tán bột, lấy 1 ít thuốc thổi vào lỗ mũi (Toàn Ấu Tâm Giám).

15. Trị răng và miệng hôi:

Lấy nướcsắc Xuyên khung ngậm (Quảng Tế phương).

16. Trị các chứng ung nhọt sưng đau:

Xuyên khung tán bôt, hòa Khinh phấn, trộn với dầu mè bôi (Phổ Tế phương).

Kiêng Kỵ

  • Có tiền sử bị dị ứng với xuyên khung hoặc một trong các thành phần của dược liệu
  • Người có thể âm hư hỏa vượng
  • Bị đàm do hen suyễn, khí thăng
  • Khô miệng, khô họng, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, phiền táo
  • Đầy bụng, chán ăn, Tỳ hư, thể khí uất hóa hỏa
  • Người bị ra nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt
  • Đối tượng đang gặp các vấn đề về nội tạng, xuất huyết
  • Phụ nữ mang thai cần thông qua ý kiến thầy thuốc trước khi dùng

Lưu ý

Tương tác thuốc:

  • Xuyên khung hợp với bạch chỉ nên thường được dùng làm thuốc dẫn cho nhau
  • Kiêng kị phối hợp chung với các vị thuốc như: Hoàng kỳ, hoạt thạch, sơn thù, hoàng liên, tiêu thạch, lang độc

Ngoài ra, xuyên khung có thể tương tác với một số loại thuốc tây, thảo mộc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để được tư vấn thêm về những thứ có thể tương tác với thảo dược này.

Tác dụng phụ:

Theo Phẩm Hối Tinh Nghĩa, việc sử dụng xuyên khung kéo dài có thể làm mất chân khí. Vì vậy khi có bệnh bạn nên đi khám và tuân thủ dùng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian được bác sĩ khuyến cáo.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version