Site icon Medplus.vn

Ý nghĩa và những điều cần biết về chỉ số MCV trong xét nghiệm máu

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu.

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu.

Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu phản ánh thể tích trung bình của hồng cầu. Một loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong máu, chứa huyết sắc tố giúp cho máu có màu đỏ. Trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bệnh nhân thường được yêu cầu xét nghiệm máu. Thông qua đó có thể phát hiện dấu hiệu của bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh. Vậy ý nghĩa của chỉ số MCV và những điều cần biết về chỉ số này là gì. Chúng ta hãy cùng Medplus theo dõi bài viết ngày hôm nay để tìm được câu trả lời cho mình nhé.

1. Chỉ số MCV là gì?

Chỉ số MCV (tên tiếng anh – Mean Corpuscular Volume) thường có trong các chỉ số xét nghiệm máu. MCV được định nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu có trong máu của cơ thể con người. Khi xét nghiệm nghiệm máu  ta có được chỉ số MCV, chỉ số này sẽ cho ta thấy được thể tích trung bình của hồng cầu.

Hồng cầu là một trong những tế bào có trong máu người. Các hồng cầu này chứa các sắc tố màu đỏ, vì vậy mà máu chúng ta có màu đỏ. Trong khi đó, hồng cầu là một nhân tố góp vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khí oxi. Hồng cầu sẽ vận chuyển khí oxi ở nơi xuất phát từ phổi đến các mô. Bên cạnh đó hồng cầu cũng sẽ nhận khí CO2 từ các mô và đào thải nó ra ở phổi. Từ nhiệm vụ này của hồng cầu, có thể thấy được cơ thể chúng ta không thể thiếu đi hồng cầu. Nói cách khác là không thể thiếu chỉ số MCV trong cơ thể chúng ta.

2. Chỉ số MCV chuẩn của cơ thể là bao nhiêu?

Máu của chúng ta bao gồm rất nhiều hồng cầu, con số có thể lên đến hàng triệu, tế bào hồng cầu. Hồng cầu được chứa bên trong các hệ tuần hoàn của các cơ thể sống. Hồng cầu có hình dạng tròn nhỏ, lõm đi ở hai bề mặt. Lớp màng bên ngoài của hồng cầu chứa các chất lipid, protein. Hồng cầu có vai trò rất quan trọng giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi.

Cơ thể khỏe mạnh bình thường, chỉ số MCV sẽ nằm ở mức từ 80-100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Giá trị MCV được phân loại như sau:

3. Chỉ số MCV cao hay thấp cảnh báo điều gì ở sức khỏe?

3.1 Chỉ số MCV thấp

Sau khi xét nghiệm máu, bạn nhận được kết quả chỉ số MCV<80fl -hồng cầu teo lại ( microcytic). Nó phản ánh cơ thể bạn đang thiếu hụt một số lượng chất sắt cần thiết. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể mắc hội chứng Thalassemia (tan máu bẩm sinh) và các bệnh hemoglobin khác. Nếu chỉ số MCV xuống quá thấp có thể thấy tình trạng thiếu máu trong các bệnh mãn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mãn tính hoặc nhiễm độc chì.

Theo nhu cầu sắt khuyến nghị cho cơ thể (khuyến cáo của RDI – Mỹ) là:

3.2 Chỉ số MCV cao

MCV>100fl – hồng cầu của bạn đang bị phì ra (macrocytic). Tình trạng này phản ánh thiếu máu hồng cầu lớn và nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt B12 hay axit folic. Nguy cơ cao mắc các bệnh lý về gan, bệnh lý tuyến giáp và nghiện rượu.

Để đánh giá chính xác chỉ số MCV, kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết điều này. Và bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất giúp ổn định lượng MCV về mức bình thường. Một chế độ ăn uống giàu vitamin C, thịt đỏ, rau xanh. Bổ sung các loại đậu giàu axit folic như đại Hà Lan, các thực phẩm giàu vitamin B12 như gan, cá, trứng, sữa,….  Thay đổi chế độ sinh hoạt, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.

4. Để bổ sung chất sắt, ngừa thiếu máu nên ăn gì?

Để chất sắt được hấp thụ vào cơ thể một cách tốt nhất, cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh,…Phụ nữ cần bổ sung ít nhất 75mg vitamin C mỗi ngày, đối với nam giới là 90mg/ngày.

Để chỉ số MCV đạt chuẩn bạn có thể bổ sung các thực phẩm từ thịt đỏ, nội tạng động vật (thận, gan). Bổ sung các loại đậu, loại rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn. Bên cạnh đó còn có lòng trắng trứng, mận khô, nho khô,…

Chế độ ăn uống cho người thiếu máu bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, vitamin C và sắt. Có thể kể đến một số thực phẩm như cải bó xôi, củ cải đường, cà chua. Ngoài ra cần bổ sung thêm các chất từ cá, trứng, đậu nành, bơ đậu phộng,…

5. Một số lưu ý khi xét nghiệm MCV

  • Không nên ăn trước khi xét nghiệm máu: Để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm. Trong một số loại thực phẩm có chứa sắt, khi ăn sắt được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào trong máu. Vì vậy, nếu ăn trước khi xét nghiệm sắt thì sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó, cần tránh sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin trước khi xét nghiệm. Vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước làm xét nghiệm.
  • Trong trường hợp đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt. Nên ngưng sử dụng trong 24 giờ trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.

  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ giúp đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bạn. Nếu cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay, mà bạn phát hiện thấy có 1 hoặc một vài chỉ số nằm ngoài trị số bình thường cho phép. Bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị tốt nhất.

6. Kết luận

Xét nghiệm máu và biết về chỉ số MCV trong máu là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng. Qua xét nghiệm, có thể biết rõ tình trạng cơ thể có chỉ số MCV cao hay thấp. Tình trạng cơ thể đang thiếu sắt cần bổ sung ngay hay cần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu không. Medplus hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin cần thiết về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version