Site icon Medplus.vn

Yếu sinh lý – Những thông tin quan trọng bạn cần biết

yếu sinh lý

yếu sinh lý

Yếu sinh lý là bệnh gì?

Yếu sinh lý tiếng anh là Erectile Dysfunction (ED). Đây là thuật ngữ thường được mọi người dùng để chỉ chung cho tất cả những rắc rối có liên quan đến suy giảm chất lượng đời sống tình dục ở cả nam và nữ. Yếu sinh lý (suy giảm chức năng sinh lý) là thuật ngữ y tế đề cập đến các rối loạn tình dục.

Đây là một cụm từ có ý nghĩa rộng. Bao hàm sự rối loạn của bất kỳ yếu tố nào trong hoạt động tình dục (gồm yếu tố thể chất và yếu tố tinh thần).

Suy giảm chức năng sinh lý thường xảy ra ở nam giới với các dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết như xuất tinh sớm, di tinh, rối loạn cực khoái và rối loạn cương dương. 

Tại sao lại có tình trạng yếu sinh lý?

Yếu sinh lý có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm: 

Suy giảm nội tiết tố

Nội tiết tố là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể và chức năng sinh lý. Suy giảm hormone estrogen và progesterone có thể khiến giảm ham muốn. Gặp khó khăn khi hoạt động tình dục, cơ thể mệt mỏi, tâm lý bất ổn, tình tính gắt gỏng,… Bên cạnh đó, nồng độ hormone giảm còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, thiếu hụt hormone sinh lý ở nữ giới còn do phẫu thuật cắt buồng trứng. Lạm dụng thuốc tránh thai hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý mãn tính.

Mắc các bệnh phụ khoa

Nữ giới mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung,… có nguy cơ yếu sinh lý cao. Các bệnh lý này khiến âm đạo thường xuyên đau rát, chảy máu và ngứa ngáy – đặc biệt là khi quan hệ tình dục.

Chế độ ăn uống – sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống – sinh hoạt tác động trực tiếp đến thể trạng và chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới. Thực tế cho thấy, người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên dung nạp rượu bia, chất kích thích, thức ăn nhanh, thức khuya,… có nguy cơ bị yếu sinh lý và mắc các bệnh mãn tính cao.

Các thói quen này khiến cơ thể suy nhược, giảm khả năng tuần hoàn máu. Gây thoái hóa tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Tuyến thượng thận và buồng trứng (các cơ quan sản xuất hormone sinh lý nữ).

Đời sống tình dục phóng túng

Ngoài chế độ sinh hoạt và ăn uống, yếu sinh lý nữ cũng có thể là hệ quả do đời sống tình dục phóng túng. Chức năng sinh lý và khả năng sinh sản ở nữ giới có thể suy giảm mạnh do quan hệ tình dục quá mức, không an toàn. Quan hệ tập thể hoặc quan hệ với những đối tượng mắc bệnh xã hội.

Ngoài ra, nữ giới có thói quen “thủ dâm” quá mức. Thường xuyên xem phim ảnh, tạp chí đồi trụy cũng có khả năng gặp phải các rối loạn tình dục.

Ảnh hưởng của các bệnh lý mãn tính

Các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh gút, lupus ban đỏ, viêm khớp, ung thư,… có thể tác động tiêu cực đến hoạt động tình dục của nữ giới. Ngoài ra, một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa còn ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan bài tiết hormon như buồng trứng, tuyến thượng thận và tuyến giáp.

Bên cạnh đó, can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh lý ở vùng chậu, buồng trứng và vùng cột sống cũng có thể là nguyên nhân gây yếu sinh lý nữ. Tác động từ phẫu thuật khiến cơ vùng hông suy giảm. Gây đau rát, khó chịu khi ân ái và dần dần giảm nhu cầu tình dục.

Do các vấn đề tâm lý

Ngoài các nguyên nhân thực thể, yếu sinh lý còn có thể bắt nguồn từ các vấn đề tâm lý. Khi nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy, hầu hết suy giảm chức năng sinh lý đều gặp phải các vấn đề như trầm cảm, căng thẳng kéo dài. Từng bị lạm dụng tình dục, gặp sự cố khi “ân ái” hoặc có thể do rắc rối trong đời sống hôn nhân.

Bên cạnh đó, một số nữ giới còn e ngại khi quan hệ tình dục do kỹ năng giường chiếu yếu kém, không tự tin về hình thể,…

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, yếu sinh lý nữ còn có thể khởi phát do các yếu tố sau:

Đối tượng có nguy cơ bị yếu sinh lý?

Yếu sinh lý là bệnh lý tương đối phổ biến, ảnh hưởng chủ yếu đến người trong độ tuổi trung niên – đặc biệt là nam giới. Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, phụ nữ vẫn có khả năng bị yếu sinh lý tương tự nam giới. 

Khác với nam giới, yếu sinh lý nữ có biểu hiện không điển hình và rõ ràng nên đa phần khó phát hiện và nhận biết trong giai đoạn mới phát.

Tuy nhiên các triệu chứng ở nữ giới thường mờ nhạt và không có tính điển hình nên phần lớn cánh mày râu đều không thể nhận biết.

Bệnh lý này thường gặp ở nữ giới trên 45 tuổi, phụ nữ sau khi sinh nở hoặc lao động nặng. Thực tế cho thấy, yếu sinh lý nữ không chỉ xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh mà còn có thể ảnh hưởng đến nữ giới trẻ tuổi. 

Dấu hiệu của tình trạng yếu sinh lý 

Tuy theo thể trạng của cơ thể nam nữ, các triệu chứng của bệnh yếu sinh lý sẽ diễn ra khác nhau: 

Ở nam giới

Ở nữ giới

Yếu sinh lý cần bổ sung gì?

Các nghiên cứu gần đây cho thấy: 

Ở nam giới, khi giảm tiêu thụ chất béo và calo vào cơ thể lượng testosterone tăng gần 50%. Với phụ nữ, một chế độ ăn uống nhiều rau, trái cây, ngũ cốc,… giúp tăng đáng kể chỉ số chức năng tình dục nữ (FSFI).

Cách điều trị bệnh yếu sinh lý

Có nhiều phương pháp điều trị yếu sinh lý, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng người bệnh, mỗi người sẽ có một liệu trình điều trị riêng biệt như:

Liệu pháp tâm lý

Các yếu tố như áp lực công việc, stress kéo dài, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến yếu sinh lý, do đó để điều trị yếu sinh lý cần loại bỏ những yếu tố trên.

Phương pháp vật lý trị liệu

Có một số bài tập chuyên dụng có thể giúp cho dương vật cải thiện được ít nhiều các triệu chứng của bệnh.

Điều trị bằng các loại thuốc chuyên dụng

Dùng thuốc nội tiết tố để điều chỉnh nội tiết tố về mức cân bằng, kết hợp với đó là sử dụng 1 số thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp dương vật đã mất đi khả năng cương cứng hoàn toàn, người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn phương pháp cấy ghép dương vật giả để giúp dương vật cương cứng trở lại. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cho bộ phận sinh dục. Nam giới cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng phương pháp này.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh kể trên, để hỗ trợ cho việc khắc phục tình trạng yếu sinh lý. 

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của chuyên gia. Khi có các dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay phòng khám để được tư vấn và điều trị.

Ngoài các yếu tố như tiền mãn kinh, các nguyên nhân khác đều khác có thể phòng tránh được. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version