Site icon Medplus.vn

[Yếu tố thấp khớp RF] trong xét nghiệm máu và những điều bạn chưa biết.

Yếu tố dạng thấp RF

Yếu tố dạng thấp RF

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp – RF  là xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp trong máu. Yếu tố này là một loại Protein được tạo bởi hệ thống miễn dịch. Có thể tấn công các khớp hoặc mô khỏe mạnh của cơ thể dẫn đến viêm. Yếu tố thấp khớp là tự kháng thể được tìm thấy lần đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp. Theo các số liệu thống kê có khoảng 80% người trưởng thành mắc bệnh có sự hiện diện của RF trong máu. Vậy RF bao nhiêu thì được chuẩn đoán mắc bệnh viêm khớp dạng thấp? . Nắm vững các mức độ về bệnh dựa trên chỉ số này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả đấy. Vì vậy, hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quan về yếu tố RF nhé.

1. Yếu tố thấp khớp – RF là gì?

Yếu tố thấp khớp – RF (viết tắt của cụm từ Rheumatoid Factor) là một loại protein tồn tại trong máu. Chúng được tạo bởi hệ thống miễn dịch và có thể tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Theo các chuyên gia, yếu tố thấp khớp là tự kháng thể được tìm thấy lần đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp. Do đó, chúng được xem là một trong những tiêu chuẩn thông thường để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Yếu tố RF thường không được tìm thấy ở người khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Ngược lại, nếu cơ thể hiện diện RF, khả năng cơ thể mắc các bệnh tự miễn là khá cao.

2. Ý nghĩa của các thông số RF? RF ở giới hạn bình thường là bao nhiêu?

 

3. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm tại chỗ trong màng hoạt dịch của các khớp. Từ tình trạng viêm làm xuất hiện các biểu hiện đặc trưng như: sưng, nóng, đỏ, đau, dần theo thời gian. Bệnh thường xảy ra ở các khớp nhỏ và vừa: khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay,khớp gối,…

Bệnh  viêm khớp dạng thấp không chỉ mang lại đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, nó còn khiến tăng nguy cơ mắc biến chứng như khớp xương bị bào mòn, thoái hóa lâu ngày biến dạng. Một số trường hợp có thể mắc lupus, ung thư, viêm gan, HIV/AIDS khi yếu tố RF trong máu quá cao. Nếu bệnh xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể cùng một lúc thì gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

4. Một số triệu chứng bệnh

Yếu tố dạng thấp-RF trong máu bất thường phổ biến ở những người độ tuổi trung niên và người già. Ở nữ giới, tỷ lệ mắc cao hơn so với nam giới.

Người mắc bệnh thường có các triệu chứng rõ rệt sau:

5. Những rủi ro khi xét nghiệm viêm khớp dạng thấp RF?

Các biến chứng xuất hiện sau khi xét nghiệm yếu tố RF rất hiếm khi xảy ra. Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải một vài vấn đề không nguy hiểm ngay tại vị trí lấy máu như:

Ngoài các biểu hiện này, người bệnh có thể gặp biến chứng nhiễm trùng tại nơi lấy máu. Do đó, để tránh điều này xảy ra, các bạn nên giữ vị trí này sạch. Sau khi lấy máu, có một số trường hợp cảm thấy chóng mặt hoặc có thể ngất xỉu. Nếu cảm thấy cơ thể không ổn, bạn nên sớm thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF?

7. Kết luận

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp – RF là xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp trong máu. Được chỉ định với những bệnh nhân có dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Kết quả của xét nghiệm RF có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vì vậy cần được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao. Medplus hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version