Site icon Medplus.vn

10 biện pháp điều trị bệnh hen suyễn an toàn, hiệu quả

Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh mãn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Hen suyễn đông tiết nhiều đờm và co thắt đường dẫn khí luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở; gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh. Điều trị hen suyễn kịp thời là rất cần thiết, tránh những rắc rối lớn hơn. Cùng Medplus tìm hiểu cách điều trị hen suyễn hiệu quả qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Tổng quan về bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn là gì Nguyên nhân và triệu chứng

1.1. Bệnh hen suyễn/hen phế quản là gì?

Hen suyễn (Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

1.2. Nguyên nhân

Các tác nhân gây hen suyễn thường bao gồm:

1.3. Những triệu chứng của bệnh hen là gì?

Các triệu chứng của bệnh hen bao gồm:

Những triệu chứng này khi thay đổi thời tiết có thể xảy ra hàng ngày, hàng tuần hay thưa hơn. Triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Dù khá hiếm, nhưng một cơn hen cấp tính đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

2. Cách điều trị hen suyễn hiệu quả

Cách điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả

2.1. Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học

Liệu pháp laser ánh sáng sinh học là sử dụng tia laser mềm (sorf lasers) để tác động lên những vùng khác nhau của cơ thể nhằm mục đích điều trị bệnh.

Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học là một quá trình quang hóa, nghĩa là tiếp xúc với các bước sóng ánh sáng cụ thể điều chỉnh các phản ứng hóa học trong cơ thể. Liệu pháp Laser ánh sáng được sử dụng để nhắm mục tiêu phức hợp cytochrome C trong ty thể của tế bào của cơ thể. Protein heme này chịu trách nhiệm vận chuyển điện tử, là một phần của quá trình tổng hợp ATP (adenosine triphosphate). ATP vận chuyển năng lượng cho các chức năng và kích thích các tế bào của cơ thể thông qua PBMT làm tăng tổng hợp ATP, dẫn đến tăng sức khỏe và năng lượng của tế bào.

Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học điều trị hen suyễn giúp cải thiện cả chức năng phổi và các thông số trao đổi khí. Hiệu quả tích cực của điều trị bằng laser ở bệnh nhân hen phế quản đạt được trong thời gian ngắn và kéo dài, trong vài tuần, thậm chí vài tháng. Kích thích laser liên tiếp ở bệnh nhân hen suyễn sẽ kéo dài thời gian thuyên giảm và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn hen.

2.2. Phương pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc điều trị hen suyễn bằng cách thay thế các hệ thống cơ thể bị trục trặc, chẳng hạn như hệ miễn dịch và mô phổi bị tổn thương.

Các tế bào gốc sẽ nhắm vào nguyên nhân gốc rễ của phản ứng dị ứng này. Tế bào gốc được đưa vào cơ thể và nhắm vào những khu vực này để giúp sửa chữa các hệ thống bị trục trặc trong:

2.3. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là một trong những cách điều trị hen suyễn được biết đến nhiều nhất. Bệnh hen suyễn có thể khởi phát bởi một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu người bệnh không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vì vậy, khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

Những thuốc trị hen suyễn phổ biến hiện nay:

2.4. Tránh gặp các tác nhân gây bệnh

Để hạn chế các triệu chứng hen suyễn, hãy tránh các yếu tố gây bệnh. Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm:

Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.

2.5. Tập thể dục hợp lý

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách điều trị hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

2.6. Ăn uống lành mạnh

chế độ ăn cho người bị hen suyễn

Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn cho người bị hen suyễn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,…

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…

2.7. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.

2.8. Thực hiện các bài tập thở

Một đánh giá nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng luyện tập thở thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng hen suyễn. Nó cũng có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc cấp cứu.

Các bài tập nhằm mục đích giảm thông khí. Chúng có thể bao gồm:

2.9. Tinh dầu oải hương

Sử dụng tinh dầu oải hương như một cách điều trị hen suyễn cũng là một gợi ý đáng thử. Một ghiên cứu năm 2014 kết luận hít tinh dầu hoa oải hương khuếch tán có thể làm giảm viêm do dị ứng, giúp chữa bệnh hen suyễn.

Cũng như các phương pháp điều trị thay thế khác, không nên sử dụng dầu oải hương trong trường hợp khẩn cấp.

2.10. Trà hoặc cà phê có chứa caffein

Caffeine trong trà đen hoặc trà xanh và cà phê được cho là giúp điều trị bệnh hen suyễn. Nó hoạt động tương tự như thuốc điều trị hen suyễn phổ biến theophylline, giúp mở đường hô hấp.

Một đánh giá nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng caffeine có thể cải thiện một chút chức năng thở ở những người bị hen suyễn trong tối đa 4 giờ.

3. Kết luận

Các cơn hen suyễn có thể trở nên rất nghiêm trọng và chúng có thể xuất hiện đột ngột. Nếu bạn đang gặp rắc rối với bệnh lý này, những cách điều trị hen suyễnMedplus đã gợi ý trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần thiết, hãy làm việc với bác sĩ để phát triển một kế hoạch điều trị hoàn hảo, giúp bạn kiểm soát và tránh các cuộc “tấn công” trong tương lai của bệnh hen suyễn.

Nguồn tài liệu:

Exit mobile version