Nghiên cứu đã chứng minh tế bào gốc cuống rốn của trẻ sơ sinh có thể điều trị hơn 80 bệnh lý, kể cả bệnh hiểm nghèo. Những bệnh được chữa bằng tế bào gốc máu cuống rốn có thể kể đến đó là: ưng thư máu, thiếu máu, viêm tủy, bệnh gan… Thậm chí, tế bào gốc cuống rốn còn có thể điều trị được cho cả người thân của bé và người không cùng huyết thống, chỉ cần có chỉ số sinh học phù hợp. Do đó, lưu trữ tế bào máu cuống rốn đang ngày càng nhận được sự quan tâm, đặc biệt là từ các bậc phụ huynh. Vậy bạn đã biết hết những lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là gì chưa? Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
1. Những điều cần biết về tế bào gốc cuống rốn?
1.1. Khái niệm
Cuống rốn là phần nối từ thai nhi đến bánh rau có chức năng vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai trong quá trình mang thai. Ngay sau khi sinh bé, phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau của người mẹ sẽ được giữ lại. Các y bác sĩ sẽ tách lấy tế bào gốc từ máu cuống rốn và thu lại được tế bào gốc cuống rốn.
1.2. Tại sao tế bào gốc cuống rốn lại quan trọng?
Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa nguồn dồi dào tế bào gốc tạo máu, có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi. Vì vậy, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu. Ngoài ra, trong máu dây rốn có các thành phần quan trọng đóng vai trò như là nơi lưu trữ các tế bào gốc nguyên thủy của cơ thể như các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
1.3. Lấy tế bào gốc cuống rốn có nguy hiểm không?
Máu cuống rốn được lấy từ phần dây rốn đã được cắt sau khi sinh, đồng nghĩa với việc không gây bất cứ đau đớn, khó chịu hay tổn hại nào đến mẹ và bé. Do đó, mẹ không cần phải lo lắng khi quyết định tham gia lưu trữ tế bào gốc cuống rốn nhé.
2. 10+ lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
2.1. Nguồn “thuốc thần” điều trị bệnh
Tế bào gốc cuống rốn được chứng minh khả năng “thần kỳ” trong điều trị bệnh. Điểm đặc biệt ở đây, tế bào gốc cuống rốn ngoài chữa trị bệnh cho chủ nhân tế bào đó, còn có thể chữa cho cả người thân và cả những người không cùng huyết thống. Điều kiện duy nhất là có chỉ số sinh học phù hợp.
Khi những đối tượng trên mắc bệnh, tế bào gốc cuống rốn sẽ được lấy từ ngân hàng tế bào gốc – nơi đăng ký lưu trữ tế bào trước đó, sau đó được sử dụng để cấy ghép hoặc điều trị bệnh.
2.2. Các bệnh rối loạn chuyển hóa
Tế bào gốc có thể chữa lành các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như:
- Bệnh rối loạn chuyển hóa acid béo do gen;
- Bệnh Gaucher’s (thiếu hụt men glucocerebrosidase do di truyền);
- Hội chứng Hurler (rối loạn chuyển hóa mucopolysaccharid);
- Bệnh Krabbe (loạn dưỡng chất trắng);
- Bệnh rối loạn chuyển hóa lysosom di truyền;
- Bệnh “xương giòn”;
- Bệnh Wolman (rối loạn di truyền gây thiếu hụt men LIPA);
- Hội chứng Wiskott-Aldrich.
2.3. Điều trị các bệnh máu không ác tính
- Thiếu máu bất sản;
- Hội chứng Chediak-Higashi;
- Hội chứng Diamond-Blackfan;
- Thiếu máu Fanconi’s;
- Hội chứng suy tủy di truyền;
- Bệnh suy giảm kết dính bạch cầu;
- Thiếu máu hồng cầu liềm;
- Bệnh huyết tán di truyền bẩm sinh thể nặng.
2.4. Các bệnh suy giảm miễn dịch
- Bệnh u hạt mãn tính;
- Những bệnh suy giảm miễn dịch thông thường;
- Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nguy kịch (SCID).
2.5. Tế bào gốc cuống rốn điều trị khối u
- U lympho Hodgkin;
- U lympho Non-Hodgkin;
- Bệnh mô bào Langerhans;
- U nguyên bào thần kinh;
- U nguyên bào võng mạc.
2.6. Điều trị các bệnh ung thư máu
Tế bào gốc cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh liên quan tới máu như:
- Bệnh bạch cầu tủy cấp tính;
- Bệnh bạch cầu lympho cấp tính;
- Bệnh bạch cầu tủy mãn tính;
- U mô bào;
- Các loại ung thư bạch cầu khác;
- Hội chứng loạn sản tủy;
- Đa u tủy;
- Ung thư tương bào.
2.7. Điều trị bệnh lý khác ngoài huyết học
Tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là:
- Tổn thương não;
- Tiểu đường típ 1;
- Tim mạch;
- Tổn thương tủy sống.
2.8. Mang oxy đến toàn bộ các tế bào
Tế bào gốc cuống rốn sản sinh tế bào hồng cầu, giúp mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.
2.9. Tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh
Tế bào gốc hệ tạo máu điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác nữa, ví dụ: Thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis,…
2.10. Nghiên cứu điều trị bệnh ung thư khác
Ngoài những kết quả trên thì tế bào gốc cuống rốn đang được nghiên cứu để điều trị những bệnh ung thư khác như:
- Ung thư buồng trứng ở phụ nữ;
- Ung thư tinh hoàn;
- Ung thư vú;
- Ung thư nguyên bào thần kinh;
- Carcinoma ở thận;
- Ung thư tế bào nhỏ ở phổi…
3. Phương pháp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
3.1. Qui trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Phương pháp lưu trữ tế bào gốc máu rốn bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Trước khi sinh, mẹ bầu cần đến các cơ sở dịch vụ lưu trữ tế bào gốc để xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe.
- Bước 2: Ngay sau khi sinh, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sĩ sẽ dùng ống tiêm chuyên dụng để lấy máu từ cuống rốn, gọi là máu cuống rốn.
- Bước 3: Máu cuống rốn đượ chuyển về ngân hàng lưu trữ tế bào gốc. Các chuyên viên sẽ tiến hành loại bỏ những thành phần thừa, sau đó tinh lọc tế bào gốc và cuối cùng là lưu trữ tế bào gốc.
3.2. Thời gian lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là bao lâu?
Tế bào gốc cuống rốn để được bao lâu? Theo nghiên cứu, tế bào gốc cuống rốn có thể lưu trữ được từ 21-23.5 năm ở nhiệt độ < -196 độ C.
4. Trung tâm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn nào tốt?
Những địa điểm cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn uy tín và đảm bảo ở Việt Nam là:
1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.
2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.
4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.
5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.
6. Bệnh viện truyền máu huyết học.
7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.
8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
9. Bệnh viện Từ Dũ.
10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.
5. Tổng kết
Lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đã được chứng minh với những kết quả không ngờ. Đáng ngạc nhiên rằng tế bào gốc có thể điều trị hơn 80 bệnh lý, kể cả bệnh hiểm nghèo. Lưu trữ tế bào gốc được xem như là “bảo hiểm sinh học” trọn đời cho con, thậm chí bố mẹ và người thân trong gia đình chẳng may mắc bệnh cũng có thể sử dụng tế bào gốc máu rốn của trẻ sơ sinh để điều trị bệnh.
Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.
Xem thêm bài viết liên quan đến tế bào gốc:
- 15+ lý do nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho CON ngay khi chào đời
- 10+ ứng dụng lưu trữ tế bào gốc cuống rốn trong Y học
- [Tìm hiểu] phương pháp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ĐẠT CHUẨN nhất
- Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là gì? Có thật sự quan trọng và cần thiết
Nguồn thông tin tham khảo: