Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đang ngày nhận được nhiều sự quan tâm bởi những lợi ích quý giá mà nó mang lại. Y học đã chứng minh, tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ sơ sinh có thể chữa bệnh cho bé và người thân, thậm chí là người khác nếu cùng chỉ số sinh học. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu về tế bào gốc cuống rốn là gì chưa? Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có lợi gì? Những địa điểm cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc uy tín ở đâu? Hãy theo dõi bài viết hôm nay của Medplus để tìm ra đáp án bạn nhé.
1. Tế bào gốc là gì?
Theo Wikipedia, tế bào gốc (TBG), tên tiếng anh là stem cell, là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác, từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn.
Dễ hiểu hơn, bạn có thể nghĩ theo hướng sau: mỗi tế bào trong cơ thể đều có mục đích cụ thể, nhưng tế bào gốc là các tế bào chưa có vai trò cụ thể và có thể trở thành hầu như bất kỳ tế bào nào được yêu cầu khi cơ thể cần.
Xem thêm: Tế bào gốc: Chúng là gì? Chúng làm gì? ĐẶC BIỆT ẤN TƯỢNG
2. Tế bào gốc cuống rốn là gì?
Tế bào gốc cuống rốn (TBGCR) là tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn – phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau của người mẹ sinh em bé. Máu cuống rốn (MCR) của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc có khả năng miễn dịch cao. Ngoài ra, trong tế bào gốc cuống rốn còn chứa tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells, viết tắt HSCs). Chức năng của HSCs là chịu trách nhiệm cho việc bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.
3. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là gì?
Máu dây rốn/ máu cuống rốn hay máu bánh nhau là máu chảy trong tuần hoàn của thai nhi. Máu cuống rốn có chức năng cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Sau khi mẹ sinh em bé, phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau sẽ được giữ lại gọi là máu cuống rốn.
Máu cuống rốn sẽ được thu thập, xử lý, kiểm tra chất lượng và lưu trữ lại. Sau này khi cần, tế bào gốc máu cuống rốn sẽ được lấy ra chữa bệnh cho chính người có cuống rốn đó hoặc các thành viên khác trong gia đình, thậm chí là là cộng đồng nếu cùng chỉ số sinh học.
Thu thập, xử lý và lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Ngay sau khi sinh ra, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Sau đó, các bác sỹ sẽ dùng kim chuyên dụng để hút lượng máu còn lại trong cuống rốn và bánh rau cho vào túi tiệt trùng có chất chống đông. Thời gian thu thập mất khoảng 10 phút. Việc thu thập MCR không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Túi máu này sẽ được chuyển về ngân hàng MCR để xử lý, tách lấy các TBG và các tế bào cần thiết khác. Sau đó được đánh giá chất lượng và tiến hành lưu trữ đông lạnh trong nitơ lỏng.
Thời gian lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tối đa vào khoảng 15-18 năm.
4. 10+ lý do bạn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn
Có cần thiết phải lưu trữ tế bào gốc cuống rốn không? Câu trả lời là có. Lưu trữ tế bào máu cuống rốn là điều rất quan trọng. Những lý do bạn nên lưu trữ tế bào máu cuống rốn là:
- Giúp điều trị bệnh tật cho chính em bé trong suốt quãng đời sau này.
- Chữa bệnh cho người thân (anh, chị, em, cha mẹ, ông bà…) nếu có chỉ số sinh học phù hợp.
- Chữa bệnh cho cộng đồng nếu có chỉ số sinh học phù hợp.
- Tế bào gốc cuống rốn được sử dụng điều trị cho hơn 80 loại bệnh khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn (tiểu đường)…
- Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn.
- Tế bào gốc cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ vân, cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy…
- Có khả năng điều trị các bệnh rối loạn di truyền như thiếu máu, tan máu bẩm sinh…
- Được nghiên cứu trong điều trị tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương não.
- Tế bào gốc cuống rốn sản sinh tế bào hồng cầu, giúp mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.
- Tế bào gốc máu cuống rốn sản sinh tế bào bạch cầu, tăng cường khả năng miễn dịch.
5. Những địa điểm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn uy tín
Có thể thấy, lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là điều hết sức cần thiết. Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có dịch vụ lưu trữ tế bào gốc uy tín cả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, nếu có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc bạn có thể tham khảo những cơ sở sau:
1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB
2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương
4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze
5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem
6. Bệnh viện truyền máu huyết học
7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
9. Bệnh viện Từ Dũ
10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương
11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA
Tổng kết
Bài viết này Medplus đã tổng hợp cho bạn những vấn đề liên quan đến tế bào gốc cuống rốn như: lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đề làm gì? Những lý do bạn nên lưu trữ tế bào gốc MCR và địa điểm lưu trữ tế bào gốc uy tín rồi. Nếu bạn có nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện, khám/điều trị những bệnh lý không may thì lưu trữ tế bào gốc chính là một lựa chọn đáng để cân nhắc.
Hy vọng những thông tin Medplus chia sẻ hôm nay sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất bạn nhé.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Liệu pháp tế bào gốc: Lợi ích và SỨC MẠNH KÌ DIỆU
- Tế bào gốc: Chúng là gì? Chúng làm gì? ĐẶC BIỆT ẤN TƯỢNG
- Tế bào gốc và dòng chảy lịch sử: phát kiến, nghiên cứu
Nguồn thông tin tham khảo: