Site icon Medplus.vn

10 lợi ích từ củ dền mà có thể bạn chưa biết

Củ dền là một loại thực phẩm và cũng là một loại dược liệu vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu hết về lợi ích của loại củ này. Thông qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu và nắm rõ hơn về những lợi ích cũng như các lưu ý khi sử dụng loại củ này nhé.

Từ lâu, củ dền được xem là loại thực phẩm có tác dụng tốt đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, nó cũng gây ra tác dụng phụ nếu không biết cách sử dụng. Vậy hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về củ dền nhé!

1. Đặc điểm của củ dền:

Củ dền thường có 2 màu: đỏ thẫm và tím than cùng với lớp vỏ đen bên ngoài xù xì. Khi cắt ngang củ, bạn sẽ thấy có nhiều khoanh vòng tròn đồng tâm với màu đậm – nhạt khác nhau.

Màu sắc bên trong củ dền có màu đỏ là do hợp chất tự nhiên được tạo ra từ hóa tính thực vật: betaxanthins (bao gồm các sắc tố có màu vàng đến da cam) và betacyanin (bao gồm các sắc tố từ đỏ đến tím).

Đặc điểm củ dền

2. Thành phần dinh dưỡng trong củ dền

Theo số liệu từ Trang cơ sở dữ liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, giá trị dinh dưỡng của củ dền vô cùng dồi dào, một số chất dinh dưỡng điển hình được lấy từ 100g củ dền (phần ăn được) như sau:

  • Nước: 87.5g
  • Năng lượng: 43 KCal
  • Carbohydrate (đạm): 9.56 g
  • Chất béo: 0.17 g
  • Chất xơ: 2.8 g
  • Canxi: 16 mg
  • Sắt: 0.35 mg
  • Photpho: 40 mg
  • Kali: 325 mg
  • Vitamin C: 4.9 mg
  • Vitamin K: 0.2 mg
  • Vitamin E: 0.04 mg
  • Vitamin A: 2 µg

3. 10 tác dụng của củ dền mà bạn nên biết

Theo y học cổ truyền, củ dền là loại rau củ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Tác dụng của của dền giúp thông tân, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, mát máu. Ngoài ra, ăn củ dền còn giúp làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt củ dền giúp làm mát cơ thể và ra mồ hôi, lá củ dền giúp tiêu sưng viêm.

Với y học hiện đại, các nhà khoa học cho rằng, màu đỏ tươi của củ dền chính là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa để giúp cơ thể chống lại các gốc tự do.

Khi có những nghiên cứu chuyên sâu về củ dền, người ta đã phát hiện ra một số tác dụng cụ thể của củ dền đối với sức khỏe như:

3.1 Bảo vệ gan

Trong củ dền có một chất gọi là beta cyanin. Đây là chất có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, tăng cường chức năng gan, tạo hiệu ứng dây chuyền đến các mạch máu để loại bỏ các độc tố trong gan cũng như chống lại sự hình các lớp mỡ. Do đó, ăn củ dền thường xuyên giúp làm giảm “công việc” của gan, cải thiện tình trạng mệt mỏi ở gan.

Củ dền hỗ trợ bảo vệ gan

 3.2 Giúp thư giãn thần kinh

Hợp chất có tên là beta cyanin trong củ dền cũng là chất giúp thư giãn thần kinh con người nhờ kích thích quá trình tổng hợp serotonin vốn là chất dẫn truyền thần kinh.

3.5 Bảo vệ tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho rằng, củ dền hay nước ép củ dền đều có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa nhờ có chất betacyanin và betaxanthin. Chính vì thế, loại củ này được cho là một ‘trợ thủ đắc lực’ trong việc bảo vệ tim mạch và triệu chứng đột quỵ.

Củ dền hỗ trợ bảo vệ tim mạch

 3.6 Ổn định huyết áp

Chính hàm lượng nitrat cao trong củ dền giúp loại củ này có tác dụng rất tốt đối với các vấn đề về huyết áp. Tất cả các tính năng chữa bệnh và dược tính của củ dền đều được ghi nhận là có thể giúp huyết áp bình thường trở lại.

Củ dền ổn định huyết áp

3.7 Tác dụng của củ dền giúp hạ đường huyết

Các nhà khoa học còn cho biết, chất nitrat được tìm thấy trong củ dền có thể giúp giảm đường huyết. Nguyên nhân là do thành phần nitrat vô cơ trong củ dền khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành khí nitrat oxide (NO). Loại khí này giúp cho các mạch máu tăng dòng chảy, đưa oxy và các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ dễ dàng hơn

3.8 Tác dụng của củ dền giảm xơ vỡ động mạch

Màu đỏ thẫm trong củ dền mang đến tác dụng tốt trong việc làm giảm xơ vữa động mạch, vì chúng có khả năng làm tan chất kết tụ canxi vô cơ – chất gây ra chứng xơ vữa động mạch.

Củ dền giảm xơ vỡ động mạch

3.9 Làm giảm mệt mỏi

Cũng chính nhờ thành phần nitrat nên tác dụng của củ dền là làm giảm quá trình hấp thụ oxy, từ đó làm giảm sự mệt mỏi cho cơ thể.

3.10 Ngăn ngừa ung thư

Một trong những tác dụng của củ dền là giúp ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép từ củ dền giúp ngăn chặn hợp chất nitrosamines – chất có khả năng gây ung thư.

Ngoài ra củ dền còn có tác dụng đặc biệt đối với những đối tượng riêng như:

 Tác dụng của củ dền đối với bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai, củ dền là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và có tác dụng cực kỳ tốt vì:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thai phụ nên bổ sung củ dền vào chế độ ăn trong thời kỳ mang thai dưới dạng salad hoặc nấu chung với các loại rau xanh khác sẽ rất tốt cho sức khỏe thai phụ.

Tác dụng với mẹ bầu

Tác dụng của củ dền đối với trẻ em

Củ dền chính là thực phẩm được nhiều mẹ lựa chọn để làm món ăn dặm cho bé. Củ dền được chứng minh là an toàn cho trẻ nhỏ. Những chất dinh dưỡng có trong củ dền sẽ mang đến nhiều tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ như:

Lợi ích của củ dền cho trẻ em

4. Tác hại của củ dền khi dùng sai cách

Bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe, củ dền có thể gây ra nhiều tác hại nếu bạn sử dụng không đúng cách. Những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc có vấn đề di truyền, tiêu thụ củ dền có thể gây ra một số phản ứng từ nhẹ đến trung bình.

Tác hại của củ dền khi dùng sai cách

Dưới đây là một số tác hại của củ dền bạn có thể gặp phải:

5. Các món ăn lành mạnh từ củ dền

Củ dền là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn gia đình quen thuộc. Bạn có thể kết hợp củ dền với những loại thực phẩm khác để chế biến thành các món ăn thanh nhiệt dành cho gia đình như:

Canh sườn heo củ dền
Nước ép củ dền

6. Kết luận:

Như vậy, việc sử dụng củ dền để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là hoàn toàn cần thiết. Thông qua bài viết chúng ta đã có thêm cho mình nhiều kiến thức dinh dưỡng và các lợi ích của củ dền. Các cách chế biến loại củ này thành thức ăn, nước uống để thay đổi và phù hợp với khẩu vị từng người.

Củ dền an toàn và không gây ra nhiều tác dụng phụ lớn. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong số những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt hay có vấn đề về di truyền thì hãy cân nhắc khi sử dụng thực phẩm này.

Xem thêm:

Nguồn:

https://voh.com.vn/suc-khoe/15-tac-dung-cua-cu-den-ma-khong-phai-ai-cung-biet-305238.html

 

Exit mobile version