Site icon Medplus.vn

5 cách giúp bạn đối phó với tật nghiến răng

Nghiến răng là một trong những biểu hiện khi cơ thể bị rối loạn vận động trong giấc ngủ được xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài, việc cắn chặt răng khi ngủ có thể dẫn tới một số biến chứng khó lường về răng miệng. Ảnh hưởng tới men răng, gây đau răng, hàm và mặt hay nguy hiểm hơn là khiến người bệnh bị đau khớp hàm và rối loạn thái dương hàm. Sau đây hãy cùng  songkhoe.medplus.vn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách đối phó với căn bệnh này nhé.

Nguyên nhân gây nghiến răng

Nghiến răng được xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Hiện tượng này không những gây ra nhiều hậu quả với cơ thể mà còn gây khó chịu cho người khác. Tùy vào người bệnh mà sẽ có những nguyên nhân gây ra khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Stress

Theo một số nghiên cứu cho thấy, stress là nguyên nhân chính của tật nghiến răng lúc ngủ. Stress có thể gây rối loạn giấc ngủ và phản xạ co cơ nhai kéo răng hai hàm nghiến răng vào nhau vô ý thức. Một số nghiên cứu khác cho là nghiến răng là sự đáp ứng với stress đã diễn ra vào trước đó, liên quan với những người làm việc căng thẳng, lo lắng, kìm nén, sợ hãi. Học sinh, sinh viên thì áp lực về việc học tập, gia đình.

Yếu tố bệnh học thần kinh

Yếu tố bệnh học thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân khách quan gây ra nghiến răng. Chẳng hạn như nghiến răng có thể liên quan đến:

Thêm vào đó, một số nghiên cứu gần đây xác nhận rằng. Có sự liên quan giữa rối loạn hệ thống dẫn truyền thần kinh trung ương với nghiến răng. Khả năng là có tình trạng mất cân bằng giữa các đường truyền trực tiếp và gián tiếp trong hạch nền, nơi tập trung những nhân dưới vỏ có nhiệm vụ phối hợp và điều hòa các động tác. Sự mất thăng bằng là do rối loạn vận chuyển các dẫn xuất dopamine gây nên. Phát hiện này giải thích cho rất nhiều trường hợp nghiến răng do sử dụng các loại thuốc, nghiện rượu, thuốc lá. Hoặc một số thuốc điều trị bệnh tâm thần hay bệnh thần kinh gây ra.

Yếu tố di truyền

Những người có thành viên trong gia đình đang hoặc từng mắc bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường. Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc phát triển tật nghiến răng. 21 – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh trước đây. Điều này chứng minh cho việc yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.

Yếu tố toàn thân

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan trực tiếp giữa tắc nghẽn đường thở khi ngủ và nghiến răng lúc ngủ. Rối loạn giấc ngủ, khó thở khi ngủ, mất cân bằng hoạt chất trong não như thấp lượng serotonin trong não gây nghiến răng khi ngủ. Trầm cảm, xúc động và mệt mỏi thể chất cũng làm gia tăng hay khởi phát lại tật nghiến răng hay cắn chặt răng.

Dị ứng có thể nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa hay dị ứng thức ăn. Đây là những nguyên nhân có thể của nghiến răng trầm trọng ở trẻ em. Rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết cũng là những yếu tố thuận lợi gây bệnh, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Tình trạng thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh.

Hậu quả của bệnh nghiến răng

Thông thường thì nghiến răng khi ngủ cũng không gây ra quá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể để lại những biến chứng khó lường. Vì thế việc tìm hiểu và chữ trị là rất cần thiết. Một số ảnh hưởng của bệnh bao gồm:

5 cách đối phó với tật nghiến răng

1. Điều trị ở các bệnh viện, phòng khám

Để chữa trị nghiến răng thì các bác sĩ cần dựa vào các yếu tố gây bệnh và tình trạng của bệnh nhân. Khi chữa bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp giúp cải thiện sức khỏe răng miệng cho người bệnh. Giúp ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng mài mòn răng do chứng nghiến răng khi ngủ gây ra. Bao gồm những biện pháp điều trị khác nhau như điều trị giấc ngủ, tâm lí, điều trị nha khoa, điều trị thuốc.

2. Kiểm soát tâm trạng

Hạn chế để cơ thể rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu, stress quá mức, thay vào đó, hãy học cách giúp bản thân thư giãn và được nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy bản thân luôn trong tình trạng stress, mệt mỏi,… thì có thể tham khảo thêm các ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

3. Thay đổi thói quen, hành vi

Ngay khi phát hiện bản thân bị nghiến răng khi ngủ thì hãy cố gắng thay đổi hành vi của mình bằng cách thực hiện tư thế miệng và hàm phù hợp. Vào ban ngày có thể tập thói quen đặt nhẹ đầu lưỡi giữa hai hàm răng khi nuốt và nghỉ. Lâu dần động tác này sẽ trở thành thói quen hay nói cách khác là một hoạt động vô thức để từ bỏ thói quen nghiến răng.

Ngoài ra cũng nên hạn chế sử dụng thức ăn, thức uống có cồn, cafein cũng như xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Hạn chế nhai những thứ không phải thức ăn như kẹo cao su, bút viết,… để tránh sự cắn chặt răng và thói quen nghiến răng.

4. Dùng các dụng cụ bảo vệ răng

Máng nhai được xem là hiệu quả trong giảm nghiến răng nhờ loại bỏ tiếp xúc quá mức và tạo sự nâng đỡ hàm tốt nhất. Máng nhai nếu làm đúng kỹ thuật và điều chỉnh tốt có thể giúp giảm đau, ổn định khớp hàm và cơ nhai. Và cuối cùng giúp xác định nguyên nhân của thói quen gây hại này. Máng nhai được đeo về đêm khi ngủ. Máng nhai khít sát và ôm chặt vào răng nên ít bị văng ra khi ngủ say.

5. Sử dụng thuốc

Thông thường khi đi khám. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc dùng trong điệu trị chứng nghiến răng phổ biến bao gồm:

Chỉ cần để ý tình trạng răng miệng, bạn có thể kịp thời xử lý tình trạng này trước khi gặp các biến chứng nguy hiểm hơn. Mong rằng các thông tin của bài viết có thể giúp ích cho bạn.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Các bài viết khác liên quan:

Nguồn: vinmechellobacsiyoumed

Exit mobile version