Site icon Medplus.vn

5 dạng của chấn thương đầu phổ biến thường gặp

image 23 - Medplus

chấn thương đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Chấn thương đầu là thuật ngữ để chỉ bất kỳ loại chấn thương nào ở não, sọ hoặc da đầu. Mức độ chấn thương có thể dao động từ một vết sưng nhẹ hoặc bầm tím đến chấn thương sọ não. Các chấn thương đầu thường gặp bao gồm chấn động, vỡ xương sọ và vết thương da đầu. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương đầu và mức độ nghiêm trọng của nó.

Chấn thương đầu thông thường có thể gặp nhiều trong các sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó chấn thương sọ não là tổn thương do va đập mạnh trong tai nạn giao thông, lao động hay va chạm nhau. Dù là bất kỳ trường hợp chấn thương đầu nào cũng đều cần sơ cứu đúng cách, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra chấn thương đầu

Chấn thương đầu có thể được hiểu dựa trên nguyên nhân là do rung lắc mạnh và lực tác động mạnh.

Chấn thương đầu do rung lắc phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai bị rung lắc đầu mạnh.

Chấn thương đầu gây ra bởi lực tác động mạnh lên đầu có thể gây ra bởi:

Trong hầu hết các trường hợp, hộp sọ sẽ bảo vệ bộ não khỏi bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chấn thương nghiêm trọng đủ để gây thương tích đầu cũng có thể gây chấn thương sọ não.

Phân loại các dạng của chấn thương đầu

Ổ tụ máu (Hematoma)

Ổ tụ máu hoặc đông máu là tình trạng máu bên ngoài các mạch máu. Bệnh có thể rất nghiêm trọng nếu một ổ máu tụ xảy ra trong não. Đông máu có thể dẫn đến áp lực tích tụ bên trong hộp sọ, khiến bạn mất ý thức hoặc gây tổn thương não vĩnh viễn.

Xuất huyết

Là chảy máu không kiểm soát được. Bạn có thể chảy máu trong không gian xung quanh não, được gọi là xuất huyết dưới màng não, chảy máu trong mô não hay xuất huyết nội sọ. Xuất huyết dưới màng não thường gây đau đầu và ói mửa. Mức độ nghiêm trọng của xuất huyết nội sọ phụ thuộc vào lượng máu chảy, nhưng theo thời gian máu chảy nhiều có thể gây ra sự tích tụ áp lực lên sọ.

Chấn động não

Một chấn động não có thể xảy ra khi có tác động nghiêm trọng lên đầu, đủ để gây tổn thương não. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do va chạm đầu vào một bề mặt cứng hoặc do té ngã. Nói chung, việc mất chức năng liên quan đến chấn động là tạm thời. Tuy nhiên, nếu các chấn động lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Phù

bất kỳ chấn thương não nào cũng có thể dẫn đến phù nề hoặc sưng. Nhiều vết thương gây sưng các mô xung quanh, nhưng tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu xảy ra trong não. Hộp sọ không thể căng ra để thích ứng với vết sưng. Điều này dẫn đến tích tụ áp lực trong não, khiến cho bộ não áp vào hộp sọ.

Tổn thương sợi trục lan tỏa (chấn thương tuyệt đối)

Là một chấn thương não không gây chảy máu nhưng làm tổn thương các tế bào não. Khi các tế bào não tổn thương có thể làm việc không hiệu quả. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến sưng tấy, gây ra nhiều tổn thương hơn. Mặc dù tổn thương không thể nhìn thấy bên ngoài như các chấn thương não khác, nhưng nó là một trong những loại chấn thương đầu nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí tử vong.

Triệu chứng của chấn thương đầu

Nếu chấn thương đầu đi kèm với các triệu chứng chấn động khác, chẳng hạn như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu hoặc khó tập trung, thì nên gặp chuyên gia y tế để được thăm khám và đánh giá. Các triệu chứng thường gặp của chấn thương nhẹ bao gồm:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng cho thấy chấn thương đầu là nghiêm trọng như sau:

Chuẩn đoán và điều trị hiệu quả

Các biện pháp chuẩn đoán bệnh

Một trong những phương pháp đầu tiên dùng để đánh giá chấn thương đầu là thang điểm hôn mê Glasgow (GCS). GCS là bài kiểm tra gồm 15 điểm đánh giá tình trạng tâm thần của bạn. Điểm số GCS cao cho thấy chấn thương ít nghiêm trọng.

Bác sĩ cần phải biết các trường hợp chấn thương của bạn. Thông thường, nếu bị chấn thương đầu, bạn sẽ không nhớ chi tiết về tai nạn. Nếu có thể, bạn nên mang theo người nào đó đã chứng kiến ​​tai nạn. Điều này thường giúp bác sĩ xác định bạn bị mất ý thức trong thời gian bao lâu.

Xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán chấn thương đầu. Chụp CT sẽ giúp bác sĩ phát hiện gãy xương, chảy máu và đông máu, sưng não và bất kỳ tổn thương nào khác.

Điều trị sao cho hiệu quả?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Với chấn thương đầu nhẹ, thường không có triệu chứng nào ngoài đau ở chỗ bị thương. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.

Ngay cả khi chấn thương nhẹ, bạn vẫn nên theo dõi tình trạng của mình để đảm bảo nó không tệ hơn. Bạn có thể đi ngủ sau khi bị chấn thương, nhưng nên được đánh thức mỗi 2 giờ hoặc lâu hơn để kiểm tra các triệu chứng mới. Bạn nên quay trở lại gặp bác sĩ nếu phát triển bất kỳ triệu chứng mới hoặc tình trạng xấu đi.

Một số cách điều trị khác của chấn thương đầu nặng:

Cách sơ cứu khi bị chấn thương vùng đầu

Bước 1: Giữ nạn nhân nằm yên cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế

Giữ người bị thương nằm yên, đầu và vai hơi nâng lên. Không nên di chuyển nạn nhân trừ khi thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa di chuyển cổ của người bị thương. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo ra

Bước 2: Cầm máu

Băng đè vết thương thật chặt bằng gạc vô trùng hoặc một miếng vải sạch. Tuy nhiên trong trường hợp nghi ngờ nạn nhân bị vỡ xương sọ thì không được dùng nhiều lực tác động trực tiếp lên vết thương.

Bước 3: Theo dõi những thay đổi trong nhịp thở và mức độ tỉnh táo của nạn nhân.

Nếu người bị nạn không có dấu hiệu lưu thông tuần hoàn hoặc ngừng thở, không ho hay cử động gì thì bắt đầu hô hấp nhân tạo.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn tham khảo: hellobacsi 

Exit mobile version