Site icon Medplus.vn

5 lĩnh vực của sức khỏe môi trường – tác động đến con người

Môi trường sống của chúng ta đang định hình sức khỏe của chúng ta mỗi ngày. Nơi chúng ta sống, thức ăn chúng ta dùng, cách chúng ta tương tác với thế giới có thể giúp cân bằng sức khỏe của chúng ta.

Chúng ta thường nghĩ về việc nâng cao sức khỏe bằng luyện tập, ăn uống lành mạnh, tiêm phòng; nhưng hầu như rất ít khi quan tâm đến sức khỏe môi trường nơi chúng ta sống. Trên thực tế, sức khỏe môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của con người. Cùng Medplus tìm hiểu về vấn đề này sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé!

5 lĩnh vực của sức khỏe môi trường và ảnh hưởng của nó với sức khỏe con người (Hình ảnh minh họa)

1. Sức khỏe môi trường là gì?

Sức khỏe môi trường là lĩnh vực sức khỏe cộng đồng được theo dõi và giải quyết các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học mà chúng ta có thể không kiểm soát trực tiếp, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Ví dụ: nếu bạn sống trong khu phố có vỉa hè không an toàn hoặc không khí ô nhiễm, bạn sẽ khó ra ngoài và tập thể dục. Tương tự như vậy, chất liệu xây nên ngôi nhà của bạn, những loại côn trùng sống gần đó và thức ăn bạn sử dụng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

Nói một cách đơn giản, sức khỏe môi trường là lĩnh vực sức khỏe cộng đồng liên quan đến tất cả những cách khác nhau mà thế giới xung quanh chúng ta có thể tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

2. Lĩnh vực sức khỏe môi trường

Sức khỏe môi trường là một trong những lĩnh vực lớn nhất trong sức khỏe cộng đồng vì có vô số cách mà các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến cách chúng ta ăn, sống và phát triển. Những lực lượng này có thể nhằm giải quyết môi trường tự nhiên của chúng ta (như trong trường hợp nước sạch hoặc vệ sinh), nhưng chúng cũng có thể là hậu quả của các hành động của con người – bao gồm cả các chuẩn mực xã hội.

2.1. Chất lượng không khí

Không khí là yếu tố quan trọng không thể chối cãi đối với con người. Chúng ta cần nó để tồn tại, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng chú ý giữ cho nó trong lành, và điều đó rõ ràng đã ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của chúng ta.

Chất lượng không khí là yếu tố quan trọng của sức khỏe môi trường (Hình ảnh minh họa)

Chất lượng không khí kém có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh), ung thư phổi và COPD (bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính). Ô nhiễm không khí cũng liên quan đến việc trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2005 cho thấy rằng những đứa trẻ do phụ nữ mang thai tiếp xúc với nồng độ ozone cao trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có nhiều khả năng sinh ra với trọng lượng sơ sinh thấp hơn những đứa trẻ không tiếp xúc. Hiệu quả tương tự như ở trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai.

2.2. Nước và vệ sinh môi trường

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, ước tính có khoảng 780 triệu người trên toàn thế giới không được tiếp cận với nước uống an toàn và 2,5 tỷ người (hoặc gần một phần ba dân số thế giới) thiếu các dịch vụ vệ sinh đầy đủ như phòng tắm sạch sẽ.

Tác động của việc này gây nên hậu quả đáng quan ngại: ước tính có khoảng 2.200 trẻ em chết mỗi ngày trên toàn thế giới vì các bệnh tiêu chảy liên quan đến nước và vệ sinh không đúng cách; hơn 1 tỷ người nhiễm bệnh mỗi năm vì tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hậu quả của việc này tăng cao ở những nơi người dân có thu nhập thấp và sống gần nguồn nước bẩn hơn.

Việc xả các chất thải từ nhà máy không qua xử lý (hoặc không xử lý triệt để) ra môi trường cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

2.3. Các chất độc hại và chất thải nguy hại

Độc chất học là lĩnh vực khoa học dành để tìm hiểu cách các hóa chất và chất có thể ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh họ, là một lĩnh vực quan trọng trong sức khỏe môi trường. Nhiều vật liệu cần thiết để phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ, như kim loại nặng hoặc thậm chí một số chất dẻo, cũng có thể làm tổn thương cơ thể con người và thậm chí dẫn đến các tình trạng y tế nghiêm trọng.

Chất lượng không khí là yếu tố quan trọng của sức khỏe môi trường (Hình ảnh minh họa)

Ví dụ: Trong một cục pin thông thường sẽ có chứa chì, kẽm, thủy ngân, niken. Khi đã qua sử dụng, chúng ta thường dùng cách vứt chúng vào sọt rác và chờ để mang đi xử lý – chôn hoặc đốt. Vậy, một cục pin sau khi chôn xuống đất, thủy ngân trong pin tiết ra có thể làm ô nhiễm 500l nước sạch và 1m khối đất trong vòng 50 năm. Hoặc khi đốt chúng, những chất độc hại trong pin sẽ bay ra, và các độc tố sau khi được con người hấp thụ có thể gây hại não, thận, sinh sản hoặc tim mạch.

Ngoài ra, còn rất nhiều các chất thải nguy hại và chất độc hại quanh ta, vì vậy việc sử dụng chúng phải cẩn thận và sau khi sử dụng phải phân chúng ta thành những loại khác nhau để được mang đi xử lý đúng cách.

2.4. Nhà và cộng đồng

Chúng ta dành phần lớn thời gian ở nhà, nơi làm việc hoặc trường học, vì vậy, điều quan trọng là những nơi này phải an toàn với những nguy cơ tối thiểu, cũng như có lợi cho lối sống lành mạnh. Ví dụ, khi một khu phố có nhiều bạo lực, các gia đình có thể không ra ngoài tập thể dục. Khi đường không được bảo dưỡng đúng cách, có thể dẫn đến nhiều vụ tai nạn xảy ra.

Hãy giữ cho ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ, thoáng để giảm thiểu các côn trùng như ruồi, muỗi có khả năng tiếp xúc với các thành viên trong gia đình. Về cộng đồng, hãy biết cách giữ gìn vệ sinh chung và chung tay với những người dân sống cùng khu phố tạo nên một môi trường sống lành mạnh hơn bằng việc trồng cây hoặc tổng vệ sinh khu phố theo tuần – hoặc tháng.

Cộng đồng chung tay cải thiện sức khỏe môi trường bằng việc trồng cây xanh (Hình ảnh minh họa)

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều các cửa hàng tiện lợi nổi lên ở hầu hết các khu vực đông dân, thu nhập ổn định ngoài thành phố. Điều này có nghĩa là có nhiều sự lựa chọn cho người dân hơn trong việc chọn thực phẩm tốt, an toàn. Tuy nhiên, việc này cũng gây nên sự chênh lệch sức khỏe giữa nơi có thu nhập bình quân trung bình – cao và những nơi có thu nhập bình quân thấp hơn.

2.5. Theo dõi và giám sát

Một phần chính của bất kỳ chiến lược y tế công cộng nào là thông tin. Bằng cách hiểu những rủi ro là gì và nơi các chuyên gia sức khỏe môi trường có thể triển khai tốt hơn các nguồn lực để ngăn ngừa hoặc chống lại chúng. Điều này bao gồm điều tra và ứng phó với các bệnh – một lĩnh vực được gọi là dịch tễ học – cũng như sàng lọc các quần thể để tìm các mối nguy hại  và thiết lập các chương trình giám sát.

Các hoạt động giám sát bao gồm việc đi ra ngoài và tìm kiếm các mối quan tâm cụ thể về sức khỏe (giám sát chủ động) hoặc bằng cách yêu cầu các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như y học hoặc nông nghiệp, thông báo cho các cơ quan y tế môi trường khi họ gặp phải (giám sát thụ động).

Các chương trình kiểm tra muỗi để tìm ra sự hiện diện của các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như vi rút Zika, cũng như giám sát quần thể để đảm bảo các biện pháp kiểm soát đang hoạt động. Thông tin này có thể giúp các quan chức y tế biết những gì cần theo dõi tại các văn phòng bác sĩ, chỉ đạo chính quyền địa phương về địa điểm và cách tốt nhất để phun thuốc diệt muỗi, và cảnh báo cho công chúng nếu bệnh do muỗi truyền đang lan rộng trong khu vực.

3. Các hoạt động có thể làm để bảo vệ và cải thiện sức khỏe môi trường

Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như hạn chế sử dụng xe máy để di chuyển và thay bằng các phương tiện công cộng hoặc xe đạp, phân loại rác thải trước khi mang chúng đi vứt, sử dụng tiết kiệm điện và nước. Ngoài ra, hãy kiểm tra những hóa chất có trong nhà bạn để chắc chắn rằng chúng không rò rỉ hoặc có nguy cơ gây hại cho gia đình bạn cũng như cộng đồng.

Nói về sức khỏe môi trường thì không thể không kể đến không khí, và cây xanh chính là nguồn không khí trong lành nhất của trái đất. Vì vậy, bạn có thể tuyên truyền việc hạn chế phá hoại rừng làm rẫy, tích cực trồng rừng để ‘lá phổi xanh’ của trái đất ngày càng khỏe mạnh.

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và tuyên truyền những việc đó cho người khác, dần dần sẽ tạo thành một cộng đồng có ý thức về vấn đề môi trường hơn, lành mạnh hơn. Bảo vệ sức khỏe môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

Nguồn tham khảo: How Environmental Health Impacts Our Quality of Life and Health

Bài viết có liên quan:

Exit mobile version