Site icon Medplus.vn

5 triệu chứng thường gặp của Chứng ngủ rũ bạn cần “LƯU Ý”

Chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ là điển hình cho một dạng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo của con người. Những người bị chứng ngủ rũ thường rơi vào tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, các cơn ngủ đến không thể kiểm soát được. Đặc biệt là các cơn ngủ này có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, trong bất kỳ hoạt động nào trong ngày.

Có 2 loại chứng ngủ rũ, đó là:

Nguyên nhân gây ra chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ thường được gây ra bởi sự mất cân bằng hóa học trong não. Trong hầu hết các trường hợp, những người bị chứng ngủ rũ có mức hypocretin thấp, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh táo.

Một số trường hợp hiếm hoi của ngủ rũ có thể là hậu quả của chấn thương các bộ phận ở não điều chỉnh giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, các khối u não hoặc các quá trình bệnh khác xảy ra trong cùng khu vực não.

Các nguyên nhân như nhiễm trùng, tiếp xúc với độc tố, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, thay đổi lịch trình ngủ cũng có thể gây ra chứng ngủ rũ.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngủ rũ

Ngủ nhiều vào ban ngày

Hội chứng ngủ rũ có đặc điểm chính là quá buồn ngủ và không thể kiểm soát giấc ngủ trong ngày. Những người mắc phải rơi vào giấc ngủ mà không có cảnh báo ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào. Ví dụ, có thể đột nhiên buồn ngủ trong khi đang làm việc hoặc nói chuyện với bạn bè. Có thể ngủ trong vài phút hoặc đến nửa tiếng và khi thức dậy có cảm giác tỉnh táo, nhưng cuối cùng lại cảm thấy buồn ngủ. Cũng có thể bị giảm sự tỉnh táo trong ngày. Buồn ngủ ban ngày quá mức thường là triệu chứng đầu tiên xuất hiện và thường gây ra phiền phức nhất, làm khó khăn trong việc tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Đột ngột mất trương lực cơ

Biểu hiện là các thay đổi về mặt thể chất, từ nói lắp đến yếu dần hoàn toàn các cơ, tình trạng kéo dài vài giây tới vài phút tùy vào tình trạng. Khi mất trương lực cơ không thể kiểm soát và được kích hoạt bởi những cảm xúc mãnh liệt, các cảm xúc tích cực như cười đùa quá khích, thi thoảng là sợ hãi, bất ngờ hoặc giận dữ. Người mắc bệnh bị mất trương lực cơ chỉ 1 hoặc 2 lần trong 1 năm, cũng có khi bị mất trương lực cơ trong một ngày. Tuy nhiên không phải ai bị ngủ rũ cũng đều mất trương lực cơ.

Giấc ngủ bị tê liệt

Những người mắc hội chứng ngủ rũ thường trải qua sự bất lực tạm thời để di chuyển hoặc nói chuyện trong khi ngủ hay khi thức dậy. Các cơn thường ngắn và kéo dài một hoặc hai phút nhưng có thể đáng sợ. Ngay cả khi không kiểm soát được những gì xảy ra với mình vào thời điểm đó, nhưng vẫn có thể biết về điều kiện và không khó khăn để nhớ lại nó sau đó.

Ảo giác

Các ảo giác mà người bệnh ngủ rũ gặp phải gọi là ảo giác lúc ngủ nếu chúng xảy ra khi ngủ, ảo giác lúc thức nếu chúng xuất hiện khi người bệnh đang thức. Tình trạng này có thể rất rõ ràng và đáng sợ vì phải trải nghiệm giấc mơ của mình như thật.

Bóng đè

là tình trạng liệt tạm thời xảy ra trong giấc ngủ, mắt chuyển động nhanh. Người mắc chứng ngủ rũ thường bị mất tạm thời khả năng di chuyển trong lúc ngủ, nói mớ trong lúc ngủ, lúc mới dậy. Tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn, vài giây hoặc vài phút nhưng lại khiến người bệnh rất sợ.

Những phương pháp dùng để điều trị chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ không có cách chữa trị, đây là một tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời. Mục đích của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ thể vào ban ngày. Chất kích thích, điều chỉnh lối sống và tránh các hoạt động nguy hiểm đều quan trọng trong việc điều trị chứng rối loạn này.

Có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng ngủ rũ. Ví dụ như các chất kích thích (như armodafinil, modifinil và methylphenidate) có thể được sử dụng để cải thiện sự tỉnh táo.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm tê liệt giấc ngủ và ảo giác. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như táo bón, khô miệng và bí tiểu.

Sodium oxybate (Xyrem) giúp cải thiện giấc ngủ ban đêm, thường là trong chứng ngủ rũ nhẹ. Ở liều cao, nó cũng có thể giúp kiểm soát buồn ngủ ban ngày.  Có hai liều, một liều khi đi ngủ và một liều đến bốn giờ sau đó. Có thể mất 2 – 3 tháng để đạt được hiệu lực đầy đủ của nó, mặc dù lợi ích sẽ rõ ràng sớm. Xyrem có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như buồn nôn, đái dầm và sự xấu đi của mộng du. Một liều quá cao có thể dẫn đến hôn mê, hô hấp khó khăn và cái chết.

Phòng ngừa chứng ngủ rũ

Các bác sĩ thường khuyên những người mắc chứng ngủ rũ nên thay đổi lối sống như:

  • Bỏ hút thuốc và tránh uống rượu, đặc biệt là vào ban đêm vì có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bạn.
  • Luyện tập thể dục đều đặn, điều này sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon vào ban đêm và cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, vì thừa cân cũng có thể liên quan đến chứng ngủ rũ.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Exit mobile version