Site icon Medplus.vn

7 Biến chứng khó lường có thể xảy ra nếu bạn bị Trật khớp vai

Trật khớp vai là gì?

Trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất trong các loại trật khớp. Thường gặp ở người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50 – 60 % tổng số trật khớp. 

Trật khớp là 1 dạng tổn thương ở khớp (đây là vị trí 2 hay nhiều xương kết nối với nhau) do các đầu tận của xương lệch khỏi vị trí bình thời khiến cho khớp biến dạng và bất động tạm thời. Bệnh xảy ra khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai.

Bình thường khớp vai được cố định và bao bọc bởi các dây chằng. Khi gặp chấn thương, dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi hóc xương. Nếu bị trật nhiều lần, các dây chằng bị giãn hoặc bị đứt làm cho hệ thống cố định của khớp mất vững. Lúc này, hệ thống sụn viền và dây chằng bao khớp bị tổn thương giống như tình trạng miệng chén đã bị vỡ. Trên thực tế, vai thường bị trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.

Người bị trật khớp có thể bị một phần hoặc hoàn toàn. Có nhiều người bị tái đi tái lại nhiều lần. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể gây đau, khó chịu.

Nguyên nhân gây trật khớp vai

Chấn thương vai xảy ra khi có một lực rất mạnh tác động trực tiếp lên phía trước hoặc phần trên cùng của vai. Khiến các khớp xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Một số nguyên nhân phổ biến như:

Triệu chứng và dấu hiệu trật khớp vai

Các triệu chứng của vai trật khớp có thể bao gồm:

Biến chứng của trật khớp vai

Biến chứng trật thường xảy ra khi người bệnh không phát hiện ra tình trạng của bản thân và không có phương án điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Người bệnh nếu được điều trị đúng phác đồ và kịp thời thì sẽ nhanh chóng bình phục trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khả năng bị trật khớp vai nhiều lần, tái đi tái lại rất dễ xảy ra. Nếu bạn hoạt động sai tư thế hoặc bị tổn thương thực thể bên trong khớp vai.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?

Bạn cần được thăm khám và đánh giá tại các cơ sở y tế. Thông thường sẽ cần một phim X-Quang khớp vai để tìm các vị trí gãy xương nếu có và khẳng định tình trạng trật khớp vai

Nếu trật khớp vai đi kèm những gãy xương, đôi khi cần khảo sát thêm phim CT scan để có thêm nhiều thông tin. Gãy xương kèm với trật khớp cần được đánh giá bởi các chuyên gia chấn thương chỉnh hình, đôi khi cần đến phẫu thuật.

Nếu bạn không có gãy xương, bệnh có thể được phục hồi bằng các kỹ thuật nắn trật khớp vai.

Cách điều trị trật khớp vai

Khi bị trật khớp vai, phương pháp điều trị có thể là kéo nắn rồi băng bất động khoảng 2 – 4 tuần đối với trường hợp mới. Và dùng phẫu thuật điều trị đối với trật khớp vai cũ hoặc trật khớp vai tái đi tái lại. Cụ thể:

Nắn lại vai

Đây là cách chữa trật khớp vai phổ biến khi trật khớp mới và mức độ nhẹ. Bác sĩ có thể nắn lại vai bị trật bằng một số thao tác nhẹ để giúp xương vai trở lại vị trí đúng. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc. Đến khi xương vai trở lại vị trí ban đầu thì các triệu chứng sẽ được cải thiện ngay lập tức.

Phẫu thuật

Bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật nếu khớp vai hoặc dây chằng yếu, có yếu tố mắc lại dù đã phục hồi và tăng cường chức năng. Trong một số trường hợp, có thể sẽ cần phẫu thuật nếu dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương.

Cố định

Phương pháp này sử dụng đai cố định để giữ vai ổn định trong vài tuần. Thời gian đeo đai cố định phụ thuộc vào tình trạng trật khớp vai của bạn.

Thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, giảm phù nề giúp cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi chờ đợi khỏi bệnh.

Phục hồi chức năng

Khi bạn được nẹp vai hoặc gỡ bỏ băng đeo, bạn sẽ bắt đầu quá trình phục hồi chức năng.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến các dây thần kinh lớn hoặc tổn thương bên trong khớp. Khớp vai có thể sẽ được cải thiện trong một vài tuần. Nếu hoạt động quá sớm sau khi bị trật khớp vai thì có thể sẽ làm tổn thương khớp vai hoặc trật khớp thêm lần nữa.

Các phương pháp ngăn ngừa trật khớp vai

Các biện pháp phòng bệnh bao gồm:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trật khớp vai không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt là điều cần thiết.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh trật khớp vai. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version