Site icon Medplus.vn

8 Lý do khiến bạn bị Khô môi không phải chỉ do thiếu nước thông thường

Khô môi là gì?

Khô môi, nứt nẻ hoặc đau bong tróc không chỉ thường xảy ra vào mùa đông, mà còn do nhiều “thủ phạm” cao tay khác nữa. Và hiển nhiên chúng chẳng ở đâu xa, mà nằm ngay trong chính cơ thể của bạn. 

Môi nứt nẻ mãn tính có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng nào đó. Còn môi khô nẻ thông thường có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các phương pháp trị liệu tại nhà.

Môi quá khô có thể là tổ hợp của nhiều yếu tố như liếm môi, hoặc ăn đồ ăn nhiều muối, hoặc cũng có thể là những tình trạng đáng lo ngại hơn như cháy nắng, dị ứng, hoặc ung thư da. Và đôi khi, bong tróc môi cũng có thể là do các loại mỹ phẩm. Môi nứt nẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy đau rát, ăn uống khó khăn. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi

Môi không có tuyến bã nhờn, vì vậy nên môi không giữ được độ ẩm và luôn khô tự nhiên (đó là lý do vì sao môi không bao giờ có mụn). Không có tuyến bã nhờn đồng nghĩa với việc da môi không thể tự sản sinh các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (NMF) hoặc các yếu tố giữ cho lớp ngoài của da được bảo vệ.

Có những yếu tố khác có thể gây khô và bong tróc môi, từ chế độ ăn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bao gồm:

Khô môi do thiếu nước

Một trong những nguyên nhân chính mà các nàng thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố. Đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Nếu cứ tiếp tục duy trì trạng thái “thiếu nước” chẳng mấy chốc tình trạng khô môi, bong tróc thậm chí nứt nẻ chảy máu sẽ xảy ra với môi bạn.

Khô môi do thực phẩm nạp vào

Các loại trái cây như quýt, cam, chanh, cà chua khi tiếp xúc với da môi sẽ làm cho tình trạng nứt nẻ càng trở nặng thêm. Cho nên, bạn hãy hạn chế để chúng chạm vào môi nhé.

Khô môi do di truyền

Thường thì nguyên nhân này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà “xem nhẹ” trường hợp này.

Khô môi do môi trường

Nắng, nóng, bụi bẩn… cũng là một trong những do khiến cho tình trạng này xảy đến với bạn. Chưa kể, với tính chất công việc thường xuyên ngồi phòng lạnh, bờ môi của bạn cũng từ đó dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, vào mùa lạnh thời tiết hanh khô, bạn nên thoa kem dưỡng môi để cung cấp độ ẩm cần thiết.

Khô môi do thiếu vitamin

Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cho tình trạng này “ghé đến”. Nhất là khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B2 khiến cho môi của bạn không chỉ bị lột da, mà còn gây ngứa ngáy.

Khô môi do mỹ phẩm

Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng son môi, hoặc đã trải qua quá trình xăm môi. Tốt nhất, bạn nên dành chút thời gian để chăm dưỡng cho bờ môi của mình. Đừng quên tẩy trang cho môi thật sạch sau mỗi lần sử dụng nhé.

Khô môi do thói quen liếm môi thường xuyên

Nguyên nhân mà được xem như thói quen của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Chỉ cần liếm môi nhiều lần trong 1 ngày, cũng đủ làm tình trạng trở nặng. Bởi chúng không cung cấp độ ẩm cho môi như bạn nghĩ. Thậm chí tuyến nước bọt của bạn còn lấy đi độ ẩm còn lại trên môi. Do có chứa thức ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với oxy. 

Nếu bạn mắc phải một số bệnh về tuyến giáp, vảy nến, hay tiểu đường hoặc nặng hơn nữa là bệnh Perleche. Bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ và tìm ra hướng điều trị kịp thời. Bởi đây là những trường hợp bệnh không chỉ khiến bờ môi bạn khô ráp, nứt nẻ, bong tróc mà thậm chí còn gây lở loét, đau đớn.

Làm sao khi bị khô môi? 

Khô môi có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, do thời tiết, hoặc do cơ địa từng người. Tùy vào tình trạng mà ta phải tìm ra các cách khắc phục khắc nhau để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Một số biện pháp điều trị được bác sĩ khuyên dùng như sau:

Tẩy tế bào chết cho môi

 Trước khi thoa bất kỳ thuốc bôi nào, bạn nên tẩy da chết cho môi. Việc này để lộ lớp da non và giúp chữa lành cho môi. Đừng dùng tay chà mạnh vì môi sẽ trở nên tồi tệ hơn; thay vào đó, bạn mát xa môi một cách nhẹ nhàng. 

Uống nhiều nước

Tốt nhất bạn nên uống 8–10 cốc nước mỗi ngày. Khi cơ thể mất nước, điều đó sẽ thể hiện ngay trên môi của bạn. Bạn cần uống nước nhiều lần trong ngày thay vì uống nhiều nước trong một lần. Việc uống nước không giúp cải thiện tình trạng của môi ngay lập tức mà cần quá trình hấp thu nhất định.

Đừng liếm hoặc bóc da khô trên môi

Bạn nên tránh liếm môi liên tục hoặc bóc lớp da khô. Hai thói quen xấu này chỉ làm cho tình trạng của môi tồi tệ hơn. Việc liếm môi có thể cải thiện tình trạng tạm thời, nhưng khi nước bọt bốc hơi, môi của bạn cũng bị khô. Việc bóc lớp da khô có thể gây chảy máu, viêm nhiễm hoặc lở môi.

Thoa thuốc mỡ

Hãy chọn thuốc bôi có bán ở quầy thuốc hoặc son dưỡng một cách cẩn thận để làm lành đôi môi nứt nẻ. Nhiều sản phẩm có chứa thành phần như long não (camphor) hoặc mỡ khoáng (petroleum jelly) giúp môi tốt tạm thời. Tuy nhiên sẽ khiến môi khô hơn, buộc bạn phải thoa sản phẩm nhiều lần.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2

Khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì môi nứt nẻ và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng…. Để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ.

Bổ sung các thực phẩm cần thiết

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về tình trạng khô môi. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức về tình trạng này. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version