Site icon Medplus.vn

Ăn vặt lai rai với khoai lang chip giòn ngon, nóng hổi

Khoai lang chip

Khoai lang chip

Chỉ với vài củ khoai và bỏ một chút công sức là bạn đã có được món khoai lang chip giòn tan, nóng hổi rất thích hợp để làm món ăn vặt cho cả nhà nhâm nhi đấy! Học ngay cách chế biến từ Medplus bạn nhé!

Lai rai món khoai lang chip giòn ngon

1. Nguyên liệu làm khoai lang chip

2. Mẹo chọn mua khoai lang ngon

  • Nên chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng; những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
  • Nếu muốn mua khoai lang bùi, thơm, bở rệu thì nên chọn củ có lớp phấn hay đất bám vào. Khi xắt một lát mỏng ở đầu củ khoai sẽ thấy màu cam nhạt và chảy nhựa. Những củ khoai này khi luộc sẽ rất ngọt và bở, ăn ngon ưng ý.
  • Khi mua khoai, không nên chọn củ bị rổ màu đen và quá mềm, đây là khoai đã hư hoặc bị hà. Càng không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ.

3. Cách làm khoai lang chip

  • Rửa kỹ phần vỏ khoai lang cho hết đất. Tiếp đến, dùng dao bào để bào khoai thành các lát mỏng.
  • Sau khi bào xong, rửa khoai lang lại với nước. Tiếp tục ngâm khoai trong một bát nước khoảng 10 phút.
  • Khi khoai ngâm đủ thời gian thì vớt ra và thấm khô nước bằng giấy ăn.
  • Đun nóng dầu ở nhiệt độ 160 độ C. Cho khoai đã ráo nước vào chiên, đến khi khoai vàng đều cả hai mặt thì vớt ra.
  • Xếp khoai lên giấy thấm dầu để loại bớt dầu thừa. Rắc một ít muối hoặc bột phô mai là thưởng thức ngay được rồi.
Cách làm khoai lang chip

4. Cách thưởng thức khoai lang chip

Thưởng thức một lát khoai lang chip giòn tan, kèm với chút mặn mặn mộc mạc của muối hay vị thơm ngậy của phô mai thật tuyệt vời trong những ngày thời tiết giao mùa như thế này. Đây cũng là một thức quà ăn vặt vừa ngon, vừa sạch cho các bé ở nhà nữa.

5. Những ai không nên ăn các món từ khoai lang?

5.1 Người đang đói

Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

5.2 Người bị bệnh thận

Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A… ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

5.3 Người có hệ tiêu hóa không tốt

Nếu có hệ tiêu khóa không tốt, biểu hiện là thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng thì bạn không nên ăn khoai lang vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.

 5.4 Người có bệnh về dạ dày

Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính dù thèm cũng không nên ăn khoai lang vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Những ngày mưa gió rảnh rỗi, trổ tài làm khoai lang chip chiêu đãi cả nhà cũng là một ý hay đấy. Món ăn vặt giòn thơm, dễ làm, chi phí thấp ngại gì mà không thử nhỉ? Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho, bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

Ăn vặt lai rai với khoai lang chip giòn ngon, nóng hổi

Serves: 2 người
Level: 2
Exit mobile version