Bà bầu ăn củ sen được không?
Củ sen (hay thân rễ) hay còn gọi là liên ngẫu là một loài thực vật thủy sinh, nó mọc rễ ở đáy sông, hồ và suối, trong khi hoa nổi lên và nằm trên mặt nước. Củ sen là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe. Vì đây là nguồn cung cấp những nguyên tố và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn củ sen có tốt không?
Với những thành phần dinh dưỡng có trong củ sen không những có tác dụng tuyệt vời cho cơ thể chúng ta, mà còn đặc biệt hữu dụng cho những phụ nữ trong quá trình mang thai.
Thành phần dinh dưỡng có trong củ sen
Trong 100g củ sen đã được nấu chín cung cấp khoảng:
Calo: 66
Kali: 360mg
Phốt pho: 78mg
Folate: 8mgc
Sắt: 0,9mg
Mangan: 0,2 mg
Thiamin: 0,1 mg
Acid pantothenic: 0,3 mg
Canxi: 26mg
Vitamin B6: 0,25mg
Vitamin C: 27,5 mg
8 công dụng khi bà bầu ăn củ sen
1. Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim, tái sinh các tế bào máu. Do đó, giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch trong quá trình mang thai.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3. Kiểm soát tâm trạng
Ngoài ra, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Trong đó, vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ trong củ sen cũng giúp kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và giảm tâm trạng tồi tệ.
4. Tác dụng trong chữa hen suyễn
Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao.
5. Bảo vệ tim mạch
Trong củ sen có chứa nhiều vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin. Vì vậy, nó giúp bảo vệ tim, tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim. Bên cạnh đó, thành phần natri trong củ sen còn giúp kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể và kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.
6. Giảm cholesterol
Mặt khác, củ sen là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol. Ngoài ra, nó còn giúp kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai.
7. Giảm nguy cơ thiếu máu
Củ sen giàu sắt và đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào hồng cầu. Do đó, giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu và tăng lưu lượng máu.
8. Cung cấp vitamin C
Trong củ sen chứa hàm lượng vitamin C cao. Nếu ăn 100g củ sen, có thể cung cấp 73% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có lợi cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, kể cả bệnh ung thư – trong cơ thể của bạn và ngăn ngừa sự tấn công của các bệnh như tim mạch và ung thư.
Món ăn chế biến từ củ sen
1. Canh hầm củ sen
Nguyên liệu:
- 300gr củ sen
- 400gr giò heo (có thể thay thế bằng xương ống, xương giá)
- Các gia vị và hạt nêm cần thiết.
Cách làm:
Bước 1: Củ sen gọt vỏ rồi rửa sạch, sau đó cắt theo chiều ngang của củ thành từng khoanh tròn. Sau đó cho tất cả vào nước muối để giúp cho củ sen luôn giữ được màu trắng sạch.
Bước 2: Giò heo sau khi mua cạo sạch sẽ lớp lông heo, sau đó rửa sơ với nước muối, chặt thành từng khoanh tròn. Nếu bạn mua xương ống hay xương giá, cũng phải chặt nhỏ rồi rửa sơ với nước muối nhé.
Bước 3: Bắt nồi nước lên bếp, khi nước sôi thì bỏ giò heo đã chặt nhỏ vào, sau đó cho thêm một ít muối vào. Đợi nồi nước sôi thêm lần nữa, dùng giá vớt những lớp bọt đen đang nổi từ từ trên mặt nước để nước canh luôn được trong.
Bước 4: Nếu bạn cắt củ sen dày, sau khi đã vớt bỏ lớp bọt đen hãy cho củ sen vào, để củ sen và giò heo hầm mềm cùng một lúc. Còn nếu bạn cát củ sen mỏng, thì hãy đợi giò heo hầm được một lúc hãy thả củ sen vào.
Bước 5: Sau khoảng 45 – 60′ nồi canh được hầm với lửa nhỏ vừa, bạn nêm nếm thêm 1 ít gia vị vào. Nếu bạn thích ăn giò heo hầm thật mềm, có thể để thêm khoảng 15 – 30′ nữa. Thêm ít tiêu và hành ngò trước khi tắt bếp.
2. Chè củ sen nấu đậu xanh
Nguyên Liệu
- 200 g đậu xanh hột
- 30 g phổ tai
- 1 củ sen (150g)
- 200 g đường cát (đường phèn)
- 1 ống vani
- Muối
- 1200 ml nước lạnh
Cách làm:
Bước 1: Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước 2 giờ. Phổ tai rửa qua nước lạnh (không ngâm), cắt ngắn vừa ăn. Củ sen gọt vỏ cắt đôi rồi cắt ngang không mỏng ngâm nước (khi nào nấu vớt ra).
Bước 2: Sau khi đậu xanh ngâm đã nở, cho đậu vào nồi cùng củ sen & 1200ml nước lạnh với tí muối nấu sôi. Nước sôi hạ nhỏ lửa nấu riu riu cho đậu, củ sen mềm.
Bước 3: Khi hỗn hợp mềm cho đường vào nấu tan, nước sôi lại tắt bếp. Sau đó cho phổ tai và vani vào quậy nhẹ tay cho đều. Chè được ăn nóng hoặc lạnh đều rất ngon và mát.
Lưu ý khi bà bầu ăn củ sen
Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn củ sen nấu chín vì nếu ăn củ sen sống sẽ dễ nhiễm ký sinh trùng. Khi đó bà bầu sẽ có một số triệu chứng như đau âm ỉ vùng bụng trên, tiêu hóa không tốt, đại tiện loãng, lượng nhiều, mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù. Đặc biệt, đối với một số người không nên ăn củ sen như:
- Không tốt với bệnh nhân tiểu đường: Do củ sen giàu tinh bột nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều củ sen.
- Người bị dạ dày: Củ sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn vì càng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Với những thông tin được tổng hợp trên, hy vọng các bà bầu có thêm kiến thức về củ sen và sử dụng nó một cách hợp lý. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu uống nước cam được không? 6 lợi ích tuyệt vời của nước cam
- Bà bầu uống trà hoa đậu biếc được không? 5 lợi ích cho bà bầu
- Bà bầu uống nước đậu đỏ được không? 5 công dụng cho bà bầu
- Bà bầu uống trà hoa cúc được không? 6 hữu ích của trà hoa cúc
Nguồn: Tổng hợp