Bà bầu ăn quả trám được không?
Cây trám thường được trồng rộng khắp cả nước, chủ yếu được phân bố ở các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ,…. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trám có hai loại: một là trám trắng (cà na, thanh quả) có hình thoi, màu xanh nhạt, khi chín ngả vàng, hạt cứng nhẵn; hai là trám đen (trám chim, hắc lãm) có hình trứng, màu tím đen sẫm, hạt cứng có 3 ngăn. Quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc.
Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn quả trám để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu trong thời gian mang thai. Đồng thời, quả trám còn được xem là loại quả ưu thích của nhiều mẹ bầu trong thời kì thai nghén.
Thành phần dinh dưỡng trong quả trám
Đạm
Chất béo
Hydrat cacbon
Beta- caroten
Acid oleannolic
Một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu…
Vitamin C, B1, PP
5 công dụng khi bà bầu ăn quả trám
1. Hạn chế tình trạng thai nghén
Bà bầu thường gặp tình trạng thai nghén, nôn ói ở những tháng đầu tiên của thai kỳ thì có thể dùng quả trám để khắc phục tình trạng này.
2. Cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe
Bên cạnh đó, thành phần của quả trám có rất nhiều khoáng chất và vitamin, rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Chị em đừng quên bổ sung quả trám trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình.
3. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Nước sắc của quả trám có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, vì vậy nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất.
4. Bảo vệ gan
Đồng thời, nước sắc của quả trám cũng giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.
5. Chữa ho và thanh nhiệt
Quả trám chứa một lượng lớn các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chữa bệnh viêm họng và ho có đờm. Ngoài ra, quả trám có có vị chua xen lẫn vị ngọt, hơi chát, mang trong mình tính ấm nên có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố.
Món ăn chế biến từ quả trám cho bà bầu
1. Ô mai trám
Nguyên liệu:
- 800g Trám tươi
- 500g Đường
- 100ml Dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Trám bạn mua về cạo sạch vỏ, rửa sạch và bỏ hạt. Nên ngâm trám sau khi bỏ hạt với nước muối để trám đỡ chát khi làm ô mai sẽ ngon hơn nhiều.
Bước 2: Cho đường lên chảo cùng với chút nước đun và đảo đều tay cho đường tan hết. Đun cho đến khi đường sánh vào là được.
Bước 3: Đổ trám vào chảo đảo đều cho đến khi đường bao đều bên ngoài trám và khô là có thể được.
Bước 4: Trám đã khô và đường cô lại thì tắt bếp, đổ trám ra tô để cho thật nguội đồng thời giúp trám khô đường hơn. Để trám vào lọ thủy tinh để bảo quản được lâu hơn.
2. Canh trám nấu gà
Nguyên liệu:
- Gà 300-400g
- Trám xanh 150g
- ¼ quả dứa
- 2 cây sả
- 3-4 nhánh tỏi
- 1 củ hành khô
- 1 bó rau răm
- 2-3 cây hành lá
- 1 nhánh gừng
- Dầu hào, muối, nước mắm, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gà bóp muối rửa sạch để ráo nước.
- Sả, gừng, rau răm, trám rửa sạch.
- Gừng, hành, tỏi băm nhỏ.
- Gà chặt miếng to ướp chung gừng, hành, tỏi, sả, thêm 1 muỗng dầu hào, chút xíu muối và nước mắm cùng dầu ăn trộn đều, ướp 15 phút.
Bước 2: Chế biến
- Cho dầu ăn vào nồi phi thơm gừng cho gà vào đảo chuyển màu thì cho thêm trám vào và chế nước xâm xấp, bắt đầu hầm trong 30 phút.
- Chờ nước sôi cho thêm vài miếng dứa vào tiếp tục đun nhỏ lửa cho tới khi trám chín đều, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
3. Trám kho thịt
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ 300g
- Trám 200g
- Nước mắm
- Hạt nêm
- Muối
- Đường
- Ớt
- Gừng tươi
- Hành khô
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Trám rửa sạch, sử dụng nước ấm để om trám khoảng 30 phút rồi vớt trám ra tách đôi bỏ hạt.
- Thịt rửa sạch, thái miếng vuông.
- Gừng tươi thái chỉ, hoặc thái lát mỏng đều được.
- Hành khô băm nhỏ.
Bước 2: Chế biến
- Ướp thịt với mắm, muối, đường, hành khô trong 20 phút. Sau đó cho thịt vào rang xém cạnh.
- Cho trám vào kho lẫn thịt, cho thêm chút nước vào đun lửa nhỏ đến khi nước cạn, đồng thời trám cũng ngấm gia vị
- Để lửa liu riu trong 30 phút cho quả trám, thịt chín mềm. Nêm nếm lại lần cuối thấy vừa thì tắt bếp.
Lưu ý khi bà bầu ăn quả trám
Quả trám có tính bình nên hầu như không phải kiêng kị gì. Tuy nhiên, việc cung cấp quá nhiều vào cơ thể cũng không hề tốt. Bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.
Qua bài viết hy vọng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp các mẹ bầu có thể sử dụng quả trám một cách hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn lá mơ và 3 công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn hồng xiêm và 5 lợi ích tuyệt vời không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn dâu tây được không? 8 lợi ích bất ngờ cho bà bầu
- Bà bầu ăn mận khô được không? 5 lợi ích bất ngờ từ mận khô cho bà bầu
- Bà bầu ăn nhụy hoa nghệ tây được không? 10 lợi ích thần thánh
Nguồn: Tổng hợp