Bà bầu bị đau âm đạo phải làm sao?
Một phụ nữ mang thai thường trải qua cơn đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm lưng dưới, bụng, ngực và dạ dày. Một số phụ nữ mang thai cũng có thể bị đau ở âm đạo, với cơn đau bắt đầu từ tuần thứ 13 của thai kỳ hoặc đôi khi thậm chí kéo dài trong suốt thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau âm đạo phải làm sao?
Phụ nữ mang thai bị đau âm đạo được khuyên nên dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Nếu bà bầu bị đau vào khoảng tuần thứ 37 có thể là dấu hiệu của chuyển dạ.
Các loại đau vùng kín khi mang thai
Các loại đau âm đạo mà phụ nữ trải qua có thể được chia thành ba loại:
1. Đau nhói
Cơn đau này thường xảy ra từ tuần thứ 5 đến thứ 8 của thai kỳ, do sự kéo dài của cơ tử cung. Nếu cơn đau bắt đầu vào khoảng tuần thứ 37, thường là dấu hiệu sắp sinh.
2. Đau âm ỉ
Đau âm ỉ là cơn đau phổ biến ở phụ nữ, không chỉ ở phụ nữ mang thai. Điều này thường xảy ra do viêm trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Nếu cơn đau giảm nhanh sau khi điều trị thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó tiếp tục tăng, mẹ bầu chắc chắn phải đi khám bác sĩ.
3. Đau như cắt
Cảm giác đau như cắt khi mang rất thai phổ biến vì tử cung phát triển kích thước để phù hợp với thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của viêm bàng quang ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu cơn đau xảy ra trong giai đoạn sau của thai kỳ, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay vì có thể là do bong nhau thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ bầu cảm thấy cơn đau đang tăng lên hoặc đáng ngại.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau âm đạo?
Nguyên nhân gây đau vùng kín có thể nghiêm trọng tùy thuộc vào thời gian xảy ra và mức độ đau của mẹ bầu.
1. Tử cung mở rộng
Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau âm đạo khi mang thai. Tử cung phát triển kích thước để phù hợp với thai nhi, và điều này tạo ra áp lực lên âm đạo và các cơ xung quanh.
2. Thay đổi nội tiết tố
Mang thai là thời gian có nhiều thay đổi nội tiết tố gây ra tình trạng khô bất thường trong âm đạo. Tình trạng khô này có thể khiến bà bầu bị đau vùng kín.
3. Sự tăng trưởng của thai nhi
Khi kích thước của thai nhi trong tử cung tăng lên, dây chằng ở vùng xương chậu căng ra để phù hợp với sự tăng trưởng này. Sự căng quá mức của dây chằng và cơ xung quanh âm đạo có thể dẫn đến cảm giác đau nhói.
4. Nhiễm trùng
Nếu cơn đau mẹ bầu trải qua ở phía ngoài âm đạo ó thể là nhiễm trùng ở khu vực này. Nếu mẹ bầu nghi ngờ âm đạo bị nhiễm trùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
5. Sự giãn nở của cổ tử cung
Cổ tử cung giãn ra có thể dẫn đến đau nhói vùng kín khi mang thai. Sự giãn nở này diễn ra trong một vài tuần trước khi chuyển dạ. Đây không phải là điều đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu kèm theo cơn đau ở bụng dưới tăng lên, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Sa tạng chậu (POP)
Là sự tụt xuống của tử cung, bàng quang, trực tràng, ra khỏi vị trí bình thường vào trong âm đạo. Nếu mẹ bầu cảm thấy áp lực dữ dội hoặc cảm thấy có thứ gì đó đè xuống âm đạo hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. POP có thể điều trị được, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng và đau dữ dội.
Cách điều trị đau âm đạo khi mang thai
Đau âm đạo chắc chắn xảy ra ở một số giai đoạn trong thai kỳ, vì vậy sẽ rất hữu ích khi bà bầu biết cách làm giảm đau khi mang thai. Thuốc giảm đau chỉ có thể cung cấp thời gian nghỉ ngơi tạm thời, vì vậy tốt hơn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nằm nghiêng về phía bên trái để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực âm đạo.
- Ngồi xuống với bàn chân nâng cao có thể làm giảm áp lực lên âm đạo khi mang thai
- Ở một số phụ nữ, đau cổ tử cung khi mang thai có thể giảm bớt chỉ bằng cách nằm xuống và giữ cho hông được nâng cao.
- Tắm nước ấm
- Các bài tập đơn giản như bơi lội và yoga có thể cải thiện lưu thông trong cơ thể và cũng tăng cường thể lực. Điều này sẽ giúp mẹ bầu giảm được cơn đau ở vùng kín
- Massage vùng chậu, nên thực hiện sau khi được bác sĩ tư vấn và với sự giúp đỡ của một chuyên gia
- Thực hiện các bài tập kegel thường xuyên có thể giúp mẹ bầu giảm áp lực và đau âm đạo.
- Nếu bụng của bạn rất lớn, có thể là đầu bé con đang gây áp lực lên âm đạo. Đeo đai hỗ trợ mang thai làm giảm áp lực đó.
Bà bầu bị đau âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thông thường việc đau âm đạo là bình thường và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, một vài trường hơp đau âm đạo có thể là cảnh báo của nguy hiểm. Trong trường hợp xấu như viêm phụ khoa mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
Lưu ý cho bà bầu bị đau âm đạo
- Hạn chế ăn nhiều đường, đồ ngọt,…
- Ăn nhiều sữa chua vì sữa chua có công dụng ngăn ngừa viêm phụ khoa hiệu quả.
- Duy trì thực hiện các bài tập nhẹ trong ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Đau âm đạo khi mang thai có thể gây nhiều khó khăn mặc dù đó là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ. Tuy một vài thay đổi trong lối sống có thể giúp giảm đau âm đạo, nhưng mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy cơn đau tồi tệ hơn bình thường.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đau âm đạo phải làm sao? Bà bầu bị đau âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau âm đạo.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp