Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm gì?

bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm gì?

Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao?

Đi ngoài ra máu khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến. Ngoài ra, nó thường do các bệnh lý liên quan đến trực trạng hậu môn gây ra. Những bệnh lý này xảy ra trong thai kỳ là do sức nặng và kích thước của thai nhi phát triển. Khi thai nhi lớn dần sẽ tạo áp lực lên các cơ quan vùng chậu. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống không hợp lý và sinh hoạt thiếu khoa học có thể khiến bà bầu đi ngoài ra máu. Vậy bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao?

Bà bầu đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu nguy hiểm của trực tràng hậu môn, vì thế bà bầu cần phải hết sức lưu ý về tình trạng này. Hãy trao đổi với bác sĩ ngay, để tránh những biến chứng không mong muốn.

Nguyên nhân bà bầu đi ngoài ra máu

Nguyên nhân có thể khiến đi ngoài có máu là:

Táo bón

Táo bón khiến phân khô cứng, khi đi qua niêm mạc ống hậu môn – trực tràng có thể gây trầy, xước. Từ đó dẫn đến tình trạng các mẹ  đi ngoài ra máu.

Bệnh trĩ dẫn đến đi ngoài ra máu khi mang thai

Bệnh trị khá phổ biến ở những tháng cuối của thai kì và khiến đi ngoài ra máu. Bệnh xảy ra khi áp lực hậu môn tăng cao do sức nặng của thai nhi, cùng với sự giảm lượng máu ở vùng chậu, lưu thông máu kém kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ.

Nứt kẽ hậu môn

Thường là do táo bón hoặc trĩ gây ra. Nguyên nhân là do sự căng giãn quá mức của các cơ xung quanh ống hậu môn. Ở những trường hợp bị nặng, tổn thương có thể lan rộng, ăn sâu vào cơ vòng khi bà bầu cố rặn phân ra ngoài. Khi bị nứt kẽ hậu môn, bà bầu sẽ bị đi ngoài ra máu (máu chảy thành giọt) và vùng niêm mạc hậu môn bị đau rát.

Những trường hợp đi ngoài ra máu bà bầu thường quan tâm

Phương pháp điều trị đi ngoài ra máu khi mang thai

Phương pháp điều trị tình trạng đi ngoài ra máu của mẹ bầu cần phải được phải thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không được phép tự ý điều trị vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số cách hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu cho mẹ bầu:

1. Giảm áp lực cho vùng bụng

Tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Dành thời gian để vận động thể chất nhẹ nhàng, thư giãn gân cốt và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

2. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều cất xơ để cải thiện chức năng tiêu hóa. Một số thực phẩm cải thiện tiêu hóa cho mẹ bầu là gạo nâu, táo lê, mâm xôi, cam, chuối, rau xanh,v.v…

3. Tránh thực phẩm cay nóng

Không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng vì những đồ này chứa nhiều chất kích thích, không có lợi cho hệ tiêu hóa.

4. Tạo thói quen đi đại tiện theo giờ

Thời gian tốt nhất để đi đại tiện là mỗi sáng sau khi thức dậy. Quan trọng không nên nhịn đi đại tiện, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi và dễ mắc bệnh đi ngoài ra máu hơn cũng như làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

5. Vệ sinh hậu môn để tránh đi ngoài ra máu khi mang thai

Khi bị nứt hậu môn, trĩ mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn. Nếu không sẽ tăng khả năng bị nhiễm khuẩn, khiến hậu môn nóng rát, niêm mạc sưng đỏ, nặng hơn là kèm theo các ổ mủ chảy dịch.

Bà bầu bị đi ngoài ra máu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, đi ngoài ra máu không ảnh hưởng đến thai kỳ và nó có thể tự hồi phục khoảng sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu đi ngoài ra máu kéo dài và mẹ không chú trọng đến ăn uống và nghỉ ngơi sẽ khiến bà bầu bị thiếu máu trầm trọng. Việc thiếu máu khi mang thai dẫn đến rất nhiều triệu chứng khác như mẹ bầu bị chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược. Điều này không đảm bảo đủ lưu lượng máu đến thai nhi sẽ khiến trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, hệ đề kháng kém phát triển,v.v… Và nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Lưu ý cho mẹ bầu bị đi ngoài ra máu

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Bà bầu bị đi ngoài ra máu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị đi ngoài ra máu.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version