Bà bầu bị Ketone cao phải làm sao?
Cơ thể chuyển hóa năng lượng từ glucose trong thực phẩm mà bà bầu tiêu thụ. Các hormone thai kỳ thay đổi có thể dẫn đến thiếu hụt glucose. Trong trường hợp thiếu hụt nguyên tố này, cơ thể bắt đầu sử dụng hết lượng mỡ dự trữ để đạt được năng lượng cần thiết. Tình trạng này dẫn đến việc sản xuất ketone (KET) trong nước tiểu. Vậy bà bầu bị Ketone cao phải làm sao?
Mẹ bầu nên duy trì lượng đường trong máu ở mức phù hợp kết hợp cùng tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giúp tránh được các mối nguy hiểm do lượng Ketone tăng cao gây ra.
Ketone trong nước tiểu cho biết điều gì?
Chỉ số Ketone thường xuất hiện ở người bị tiểu đường, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu hoặc suy nhược cơ thể.
Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ đang mang thai. Chỉ số cho phép: 2.5-5.0mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
Ketone là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng Ketone, kèm theo các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng Ketone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bữa.
Nguyên nhân gây ra Ketone cao khi mang thai
- Mất nước
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
- Bỏ bữa ăn nhẹ hoặc bữa chính trong thai kỳ
- Không ăn đúng giờ
- Các vấn đề thai kỳ như nôn mửa dữ dội
- Rối loạn tiêu hóa
- Ăn chay khi đang mang thai
- Sự phát triển của kháng insulin khi mang thai
Dấu hiệu bị Ketone trong nước tiểu khi mang thai
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường Loại 1 dễ bị nhiễm ketone hơn tình trạng Loại 2. Bà bầu làm xét nghiệm Ketone ngay khi có thai hoặc khi có các dấu hiệu:
- Mệt mỏi kéo dài
- Hơi thở mùi trái cây
- Đường trong máu cao hơn 300 mg/dl
- Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng
- Nhầm lẫn, hoặc khó suy nghĩ nhanh như bình thường
- Thường xuyên cảm thấy khát nước hoặc bị khô miệng
Cách kiểm tra Ketone tại nhà
Hãy mua bộ que thử nghiệm nước tiểu từ hiệu thuốc. Nhúng giấy thử nghiệm vào nước tiểu buổi sáng và để bên ngoài vài phút. So sánh màu của giấy thử nghiệm với hướng dẫn màu trên bộ thử nghiệm.
Phương pháp ngăn chặn bị Ketone cao khi mang thai
1. Duy trì cân bằng chế độ dinh dưỡng và bổ sung đủ nước
Bà bầu có thể ngăn chặn việc sản xuất ketone trong thai kỳ bằng một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng. Ngoài ra, khi mang thai, quan trọng là giữ cho cơ thể đủ nước.
2. Chú ý kiểm tra nước tiểu và lượng đường trong máu thường xuyên
Sự xuất hiện của ketone trong nước tiểu khi mang thai có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu của mức độ ketone cao đòi hỏi chẩn đoán đúng và điều trị phù hợp để ngăn ngừa bất kỳ biến chứng có thể xảy ra.
3. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu bà bầu có bất kỳ mối quan tâm nào về vấn đề Ketone, tham khảo ý kiến để được kiểm tra và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
Bà bầu bị Ketone trong nước tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu chỉ xuất hiện với số lượng Ketone nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ. Nhưng mức độ ketone cao có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ. Ketone cao còn là dấu hiệu của thai nhi bị thiếu dinh dưỡng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ có lượng ketone cao có thể bị kém phát triển về trí não.
Lưu ý cho bà bầu bị Ketone cao
- Tránh nhịn ăn và hãy ăn đúng giờ.
- Tránh dùng khoảng cách quá dài giữa các bữa ăn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Bổ sung điện giải
- Thực hiện kế hoạch ăn lành mạnh: ăn nhiều rau củ, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, chất béo có hại.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị Ketone cao phải làm sao? Bà bầu bị Ketone cao có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị Ketone cao.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp