Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu phải làm gì?

Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu phải làm gì?

Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu phải làm sao?

Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng vi khuẩn phát triển khi xâm nhập thành công vào đường tiểu. Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai không chỉ là đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác nóng rát ở âm đạo. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thận (nơi nước tiểu được hình thành) đến niệu quản và bàng quang (nơi nước tiểu được lưu trữ) và niệu đạo (bộ phận đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể). Vậy bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu phải làm sao?

Nếu nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện trong một thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu được khuyên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi các triệu chứng để tránh những biến chứng khác xảy ra.

Các loại nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu có thể được phân loại thành:

Phụ nữ mang nhiều khả năng mắc phải nhiễm trùng vì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập khu vực âm đạo và trực tràng. Đồng thời, nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ tăng cao từ tuần thứ 6 đến 24 của thai kỳ.

Những trường hợp nhiễm trùng đường tiểu bà bầu thường quan tâm

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Ngoài những yếu tố gây nhiễm trùng đường tiểu như vi khuẩn Ecoli và nấm chlamydia; Sự thay đổi về chức năng của đường tiết niệu dẫn đến hiện tượng thận mở rộng, khiến niệu quản và bàng quang bị chèn ép; Hoặc mẹ bầu không đi tiểu hết, dẫn đến nước tiểu đọng lại và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Còn có các yếu tố sau:

1. Nhiễm trùng bàng quang

Đôi khi vi khuẩn nằm lại trong bàng quang và bắt đầu sinh sôi dẫn đến nóng rát cũng như đau đớn khi đi tiểu hoặc muốn đi tiểu thường xuyên kèm với sốt. Nhiễm trùng bàng quang thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 50 và nữ giới đã có quan hệ tình dục.

2. Nhiễm trùng thận

Vi khuẩn cũng có thể di chuyển từ bàng quang sang niệu quản, khiến một hoặc cả hai quả thận đều bị nhiễm trùng. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi

3. Nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng

Đây là dạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhưng không xuất hiện triệu chứng. Thông thường, nó có thể tự khỏi nhưng đôi khi vẫn cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng này có thể làm gia tăng nguy cơ khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng bàng quang cấp tính.

Dấu hiệu khi bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu

Trong trường hợp mắc phải nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng, chỉ có thể phát hiện bệnh trong quá trình kiểm tra sức khỏe trước khi sinh. Nhưng nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng, mẹ sẽ có thể nhận thấy các dấu hiệu như là:

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường, bà bầu hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và kê thuốc kháng sinh phù hợp. Đồng thời, mẹ bầu có thể kết hợp một số biện pháp tại nhà để giảm tình trạng nhiễm trùng như:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước và đi vệ sinh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại.

Ăn quả nam việt quất và dâu lingo

Quả nam việt quất và dâu lingo làm giảm nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiểu vì chúng ngăn vi khuẩn Ecoli bám vào thành bàng quang hoặc đường tiết niệu. Tuy nhiên, hãy tránh sử dụng loại thực phẩm này nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc chữa loãng máu hoặc thuốc kháng viêm không steroid.

Sữa chua Hy Lạp

Lợi khuẩn trong sữa chua Hy Lạp sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Thực phẩm này có thể khôi phục các vi khuẩn tốt và giảm các triệu chứng của nhiễm trùng.

Giấm táo

Giấm khiến cho nước tiểu có tính axit, do đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giúp đào thải vi khuẩn ra ngoài cơ thể hơn. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp lâu dài vì tính axit của giấm có thể làm hỏng men răng.

Vitamin C

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống nhiễm trùng như: cam, chanh, quả mọng, quả mơ, ớt chuông, cà chua….

Nước dừa

Nước dừa rất giàu chất điện giải, có thể hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Nhưng lưu ý, bà bâu chỉ nên uống vào giai đoạn thai kỳ đã ổn định để tránh biến chứng xấu không mong muốn.

Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm trùng đường tiểu thường không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng thận và tăng nguy cơ sinh ra non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Trong trường hợp nguy hiểm hơn, nhiễm trùng thận có thể dẫn đến thai chết lưu, tử vong sơ sinh.

Lưu ý ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version