Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao?
Nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng (viêm miệng Aphthous), được miêu tả là những đốm nhỏ màu trắng hoặc vàng có trong và xung quanh miệng được bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ. Đây là hiện tượng có thể ra trong giai đoạn mang thai ở bất kỳ thời điểm nào, đem đến cho mẹ bầu rất nhiều sự khó chịu. Vậy bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao?
Phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng được khuyên nên đến gặp bác sĩ và không tự ý dùng thuốc. Bên cạnh đó mẹ bầu có thể dùng những biện pháp như: vệ sinh răng miệng, súc miệng băng nước muối, sử dụng nước súc miệng hoặc thay đổi bàn chải đánh răng để cải thiện tình trạng nhiệt miệng.
5 nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiệt miệng
1. Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi của hormone khi mang thai có thể là một trong những lý do của nhiệt miệng. Chúng tạo thành những vết loét ở môi, bên trong má hoặc trên lưỡi của bà bầu.
2. Căng thẳng hoặc chấn thương
Chấn thương vật lý (bàn chải đánh răng, cắn trúng lưỡi, muỗng nĩa khi ăn,…) hoặc căng thẳng cũng có thể gây nhiệt miệng.
3. Nhạy cảm với thực phẩm
Bà bầu bị nhiệt miệng có thể là do nhạy cảm với thực phẩm. Dị ứng thực phẩm (đặc biệt là với thực phẩm có tính axit hoặc cay) có thể là nguyên nhân gây ra vết loét ở miệng. Đem lại những cảm giác khó chịu khi ăn uống cho mẹ bầu.
4. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, thiếu vitamin (cụ thể là thiếu folate, sắt và vitamin B12) và kẽm khiến cơ thể mẹ dễ gặp tình trạng nhiệt miệng, viêm loét miệng và một số vấn đề như mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ,…
5. Căng thẳng
Phụ nữ mang thai rất dễ rơi vào những tình trạng như căng thẳng, lo âu, stress, bất an,…Và thật bất ngờ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiệt miệng, viêm loét miệng.
Dấu hiệu bà bầu bị nhiệt miệng
Phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng thường có những dấu hiệu như:
Sốt, cảm
Miệng có mùi
Ngứa lưỡi, nướu
Ngứa ở chỗ loét
Gặp khó khăn trong việc ăn uống
Khó khăn trong việc nói chuyện
Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi và khoang miệng
Đặc biệt, bà bầu bị nhiệt miệng 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra chảy máu nướu.
4 cách trị nhiệt miệng an toàn cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ và không tự ý dùng thuốc
Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề mẹ bầu gặp phải là đến gặp ngay bác sĩ chuyên môn. Bà bầu bị nhiệt miệng dù là tình trạng bình thường thì vẫn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn của chuyên gia.
2. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng cũng là một cách giúp phụ nữ mang thai phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả. Mẹ bầu hãy giữ thói quen duy trì vệ sinh răng miệng, chải răng hai lần một ngày và đừng quên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
3. Súc miệng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng
Nước muối là chất khử khuẩn tự nhiên, cũng là phương thuốc giúp trị nhiệt miệng khá hiệu quả. Nếu cảm thấy vết nhiệt miệng bắt đầu xuất hiện, mẹ bầu hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Điều này sẽ giúp giảm đau và tăng tốc quá trình chữa lành.
Bên cạnh đó, sử dụng nước súc miệng hai lần hoặc ba lần một ngày để súc miệng và tiêu diệt vi khuẩn cũng là cách được khuyên dùng cho bà bầu bị nhiệt miệng.
4. Thay đổi bàn chải đánh răng
Nếu bàn chải đánh răng gây kích ứng nướu hoặc vị trí loét của mẹ bầu, hãy thử sử dụng bàn chải có lông mềm hơn. Khi đánh răng, các mẹ lưu ý thực hiện thât nhẹ nhàng và từ từ. Tránh đánh mạnh tay sẽ làm các vết loét, nhiệt miệng thêm nặng hơn.
Bà bầu bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiệt miệng là một triệu chứng đem đến không ít sự khó chịu cho mẹ bầu. Thêm vào đó, nó còn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, cụ thể là:
1. Thai nhi chậm phát triển
Nhiệt miệng, viêm loét miệng sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống. Ăn uống không ngon miệng, ăn uống gặp khó khăn sẽ khiến bà bầu không dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cơ thể mẹ thiếu hụt chất dinh dưỡng thì sẽ không đủ dưỡng chất để nuôi thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé
Thai nhi khi trong bụng mẹ nếu không được nuôi dưỡng tốt sẽ rất yếu ớt. Thai nhi yếu mẹ có khả năng sinh non, sinh thiếu tháng, bé sinh ra nhẹ cân, ốm yếu. Về sự phát triển sau này, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển, khả năng nhận thức kém, cơ thể khó tiếp nhận chất dinh dưỡng,…
3. Thai nhi cũng “lo âu”
Trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng xuất phát từ nguyên nhân căng thẳng, lo âu cũng sẽ khiến thai nhi “lo âu”. Ở giai đoạn mang thai, bất kỳ hoạt động nào từ mẹ cũng đều tác động đến bé, dù tích cực hay tiêu cực. Nếu thai nhi phát triển trong môi trường lúc nào cũng là sự căng thẳng, stress, lo lắng…thì thật không tốt một chút nào.
3 lưu ý khi bà bầu bị nhiệt miệng
1. Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng nên ăn:
- Những thực phẩm mềm và ít gia vị
- Rau củ xanh, trái cây: cà rốt, rau má, cà chua, mận, cam, táo, lê, đu đủ,..
- Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen,…
- Sữa chua, bột sắn dây
- Thực phẩm giàu vitamin C: cam, dâu tây, cải xoăn, bông cải xanh, dứa…
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày
2. Bà bầu bị nhiệt miệng không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị nhiệt miệng không nên ăn uống những gì:
- Thực phẩm cay, mặn, nóng
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, rán
- Thực phẩm có độ cứng, giòn
- Thực phẩm chứa Gluten như: lúa mì, mỳ ống, bánh mì,…
- Cà phê, rượu, bia, socola, nước ngọt, nước có ga,…
- Không uống nước đá
3. Bà bầu bị nhiệt miệng cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Phụ nữ có thai bị nhiệt miệng cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Nhiệt miệng kéo dài 2, 3 tuần không khỏi
- Cơn đau ngày càng nặng hơn
- Vết loét nhiệt miệng ngày càng to
- Khó khăn trong việc ăn uống
- Sốt, nóng cao
- Sưng, viêm ở vết loét miệng
- Đau nhức không ngừng
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Bà bầu bị nhiệt miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiệt miệng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp